Cảm Biến Áp Suất | Cam Bien Ap Suat | cảm biến đo áp suất | 0..1bar, 0..2bar, 0..4bar, 0..6bar, 0..10bar, 0..16bar, 0..20bar, 0..25bar, 0…40bar, 0..60bar, 0..100bar, 0-250bar, 0..400bar, 0..160bar, 0..600bar

Chào các bạn hôm nay mình giới thiệu các bạn Cảm Biến Áp Suất | Cam Bien Ap Suat, ngày nay cảm biến áp suất là một phần không thể thiếu trong công nghiệp, hầu như tất cả nhà máy đều sử dụng cảm biến  áp suất để phục vụ quá trình sản xuất. Vậy để mua một cảm biến áp suất chúng ta cần biết về thông số gì?

Để mua được Cảm Biến Áp Suất | Cam Bien Ap Suat chúng ta cần biết những thông số chính sau đây:

Thứ nhất là dãy đo áp suất, chúng ta có rất nhiều dãy đo áp suất khác nhau dao động từ -1bar cho đến 2000bar. Mỗi dãy đo phù hợp với một ứng dụng, chúng ta có những dãy đo áp suất như sau: -1..0bar, 0..1bar, 0..2,5bar, 0..4bar, 0..6bar, 0..10bar, 0..16bar, 0..25bar, 0..40bar, 0..60bar, 0..100bar, 0..250bar, 0..400bar, 0..600bar, 0..1000bar,…giả sử khi cần đo áp suất 0-5bar thì chúng ta nên chọn cảm biến dãy đo 0-6bar để đảm bảo cảm biến có tuổi thọ lâu dài và an toàn cho cảm biến khi cao hơn thực tế 1bar. Không nên chọn cảm biến có dãy đo cao quá so với dãy đo thực tế vì sẽ có sai số lớn và độ mịn của cảm biến không cao. Ngoài ra còn có các thang đo áp suất vài mbar, Kpa dành cho các ứng dụng đo áp suất quạt hút, quạt đẩy, áp suất phòng..

Cảm biến áp suất thông dụng
                                         Cảm biến áp suất thông dụng

Cảm Biến Đo Áp Suất và Đổi Đơn Vị Áp Suất

Thứ hai là nhiệt độ hoạt động của cảm biến biến đo áp suất, thông thường nhiệt độ hoạt động của cảm biến chỉ giới hạn <80 C, nên khi cần đo áp suất ở nhiệt độ cap thì chúng ta phải chọn các cảm biến đặc biệt,  với điều kiện này thì hãng BD sensor của Đức có thể đáp ứng, nhiệt độ hoạt động lên đên 300 C.

Thứ ba là kiểu tín hiệu ngõ ra, có nhiều dạng tín hiệu ngõ ra của cảm biến áp suất phổ biến như  4-20ma, 0-10vdc, 0-5vdc, 2-10vdc, 0-20ma. Trong đó tín hiệu 4-20ma là được dùng phổ biến nhất do 4-20ma truyền đi xa không có sai số và dễ dàng kết nối với các thiết bị khác.

Thứ tư  là kiểu kết nối của cảm biến, có các dạng kết nối như G1/2″, G1/4″, NPT1/2″, NPT1/4″.. tùy vào kích thước đường ống hoặc do kỹ thuật yêu cầu mà chọn kiểu kết nối cho phù hợp.

Cảm biến áp suất chịu nhiệt độ cao
Cảm biến áp suất chịu nhiệt độ cao

Để hiển thị áp suất chúng ta cần mua cảm biến có màng hình hiển thị, tuy nhiên dòng này giá khá cao. Do đó, để tiết kiệm chi phí thì chúng ta sử dụng màng hình rời. Ngòai việc hiển thị áp suất màng hình còn làm nhiệm vụ điều khiển áp suất dạng ngõ ra Relay tức là điều khiển ON/OFF. Thông qua đó chúng ta có thể cài đặt giá trị On và giá trị Off cho relay . Ví dụ, ta có cảm biến áp suất nước 0-4bar, chúng ta cần điều khiển khi đạt 3,5bar thì motor sẽ tắt thì chúng ta sẽ cài lên bộ điều khiển đến giá trị 3,5bar thì sẽ có Relay OFF.  Mình xin giới thiệu các bạn bộ điều khiển S331A của Seneca, Ý. Thiết bị có thể nhận được tín hiệu pt100, tín hiệu 0-10v, 0-20ma.  Thích hợp sử dụng trong điều khiển áp suất và nhiệt độ.

Bộ điều khiển áp suất kết nối với cảm biến áp suất
Bộ điều khiển áp suất kết nối với cảm biến áp suất

Đổi đơn vị áp suất như thế nào ?

Ngày nay có rất nhiều thang đo áp suất như Bar, Pa, mmHg, Psi, mmH2O, kg/cm2,..tùy mỗi khu vực sử dụng thang đo khác nhau, như ở Mỹ sử dụng chủ yếu là Psi còn ở châu âu thì dùng Bar. Ở Việt Nam thì phần lớn dùng Bar nếu dãy đo thấp thường dùng Kpa.

Mình giới thiệu các bạn bảng dãy đo áp suất như sau để các bạn tham khảo giúp nhé:

Tính theo ” hệ mét ” đơn qui đổi theo đơn vị đo áp suất 1 bar chuẩn

1 bar            =            0.1 Mpa ( megapascal )

1 bar            =            1.02 kgf/cm2

1 bar            =            100 kPa ( kilopascal )

1 bar            =            1000 hPa ( hetopascal )

1 bar            =            1000 mbar ( milibar )

1 bar            =            10197.16 kgf/m2

1 bar            =            100000 Pa ( pascal )

Tính theo ” áp suất ” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn 

1 bar            =            0.99 atm ( physical atmosphere )

1 bar            =            1.02 technical atmosphere

Tính theo ” hệ thống cân lường ” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn

1 bar            =            0.0145 Ksi ( kilopoud lực trên inch vuông )

1 bar            =            14.5 Psi ( pound lực trên inch vuông )

1 bar            =            2088.5 ( pound per square foot )

Tính theo  ” cột nước ”  qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar 

1 bar            =            10.19 mét nước  ( mH2O )

1 bar            =            401.5 inc nước ( inH2O )

1 bar            =            1019.7 cm nước ( cmH2O )

Tính theo  ” thuỷ ngân  ” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar

1 bar            =            29.5 inHg ( inch of mercury )

1 bar            =            75 cmHg ( centimetres of mercury )

1 bar            =           750 mmHg ( milimetres of mercury )

1 bar            =            750 Torr

Hy vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn lựa chọn đúng cảm biến áp suất của mình.Cám ơn các bạn để biết thêm thông tin hoặc cần tư vấn mua cảm biến áp suất các bạn hãy liên hệ Dung nhé. Xin cám ơn.

Sales Enginner: 

(Ms) Trần Thị Phương Dung

Mobi : 0937.27.65.66

Mail : dung.tran@huphaco.vn



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các đơn vị đo áp suất

Cảm biến áp suất và đồng hồ áp suất thường có các đơn vị áp suất là bar, Kg/cm2, psi, Mpa… Tất cả các đơn vị này đều có thể chuyển đổi đơn vị áp suất qua tương đương nhau. Mỗi khu vực sử dụng một đơn vị chung như Mỹ thường dùng Psi, Ksi, […]

Máy dò khí Sulphur Dioxide (SO2)

Máy dò khí Sulphur Dioxide là thiết bị theo dõi khí được sử dụng rộng rãi tại các khu công nghiệp. Bởi điều quan trọng bậc nhất của ngành công nghiệp là đảm bảo an toàn, phát hiện chính xác và nhanh chóng lượng khí Sulphur Dioxide. Từ đó tránh được những nguy hiểm khi […]

Công tắc dòng chảy là gì?

Trong bài viết này mình và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về một loại thiết bị công nghiệp đó chính là công tắc dòng chảy. Đây là một thiết bị chuyên được sử dụng trong các ứng dụng phát hiện dòng chảy trong các hệ thống ống dẫn trong công nghiệp. Công tắc […]