Cảm biến áp suất thuỷ lực là một trong những thiết bị không thể thiếu được trong các hệ thống thuỷ lực của nhà máy. Chúng thực hiện đo đạc, kiểm tra áp suất bên trong các đường ống bơm, các bể bơm hay trong các xilanh thuỷ lực. Đây được coi là thiết bị thiết yếu trong hệ thống tự động háo sản xuất hiện nay.
Với sự đa dạng là thế nhưng những anh em kỹ thuật vẫn gặp khó khăn khi tìm hiểu về thiết bị nay. Bài viết mình xin được chia sẻ toàn bộ kiến thức về cảm biến thuỷ lực cũng nhưng ứng dụng của nó trong công nghiệp. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Thuỷ lực là gì ?
Thủy lực chính là một môn khoa học về sự chuyển động cũng như vận chuyển lực của chất lỏng trong môi trường giới hạn. Cụ thể, trong môi trường thủy lực thì chất lỏng sẽ được truyền tải bằng lực đẩy lên chất lỏng.
Chất lỏng đó có thể là dầu, nhớt, hóa chất… với độ nhớt, độ đậm đặc, nhiệt độ và tính chất khác nhau. Thủy lực được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực hiện nay như: dây chuyền sản xuất ô tô – xe cơ giới, sản xuất máy nông nghiệp, tua bin gió, khai thác khoáng sản, khai thác và vận chuyển, đóng gói sản phẩm, công nghiệp gỗ, các phương tiện giao thông, công trình xây dựng…
Áp suất thuỷ lực là gì ?
Như chúng ta đã biết áp suất hay áp lực chính là lực của chất lỏng. Lực tác dụng của dầu lên bề mặt của cơ cấu chấp hành hoặc thành của ống dẫn dầu khi dầu bị chặn tại một vị trí trên đường ống hay tại mặt tác dụng của cơ cấu chấp hành.
Áp suất là đại lượng quyết định đến lực tác dụng của một cơ cấu chấp hành.
Nhiều đơn vị áp suất: Mpa, Psi, Kg/cm2…
Hệ thống thuỷ lực
Hiện nay hệ thống thủy lực được sử dụng rất nhiều trong đời sống. Hầu như bất kỳ lĩnh vực nào cũng có sự góp mặt của hệ thống này. Điều gì đã khiến cho hệ thống thủy lực được ưa chuộng như vậy? Lý do của điều này chính là những ưu điểm tuyệt vời mà nó đem đến cho người sử dụng.
Bài viết này mình sẽ không đi sâu vào hệ thống thuỷ lực trong công nghiệp. Mình sẽ phân tích hệ thống này vào một bài khác. Bài viết hôm nay mình xin chia sẻ đên ác bạn về thiết bị cả biến dùng để đo thuỷ lực trong hệ thống trên.
Cảm biến áp suất dầu thuỷ lực
Cảm biến thuỷ lực hay được biết với cái tên đó alf cảm biến áp lựuc dầu hoặc cảm biến áp suất dầu. Đây là thiết bị khể thiếu trong lĩnh vực đo lường. Chúng sẽ được gắn ở trong đường ống bơm để kiểm tra áp suất bên trong đường ống là bao nhiêu.
Khi làm việc thì bộ phận quan trọng của cảm biến đó là lớp màng. Chúng sẽ co dãn theo áp suất bên ngoài môi trường một cách tuyến tính. Và cảm biến sẽ có một bộ phận ghi lại quá trình co dãn của lớp màng và sau đó chuyển thành tín hiệu điện 4-20mA. Tín hiệu này sẽ được truyền về PLC để điều khiển hệ thống hoặc chuyển về bộ đọc để hiển thị mức áp suất bên trong.
Thông số kỹ thuật cảm biến thuỷ lực
Trên thị thường hiện nay có rất nhiều loại và nhiều hãng cảm biến đo áp suất khác nhau. Nhưng chuy quy lại chúng đều mang những đặc điểm kỹ thuật như dưới đây:
- Nguồn cấp : 9-32Vdc
- Áp suất thuỷ lực : 0-60 bar, 0-100 bar, 0-100 barm 0-160 bar, 0-250 bar, 0-400 bar, 0-600 bar.
- Tín hiệu ngõ ra : 4-20mA / 0-10V
- Sai số < 0.5%
- Vật liệu : 316L
- Khả năng chịu quá áp từ 150% – 200% so với áp suất làm việc
- Nhiệt độ làm việc : -25-85oC
- Thời gian đáp ứng 4ms
- Kết nối chuẩn G1/4″
- Chuẩn IP65
- Khả năng chống rung động và chống shock
Với những đặc điểm kỹ thuật này sẽ giúp anh em ký thuật viên trong nhà máy biết rõ về dòng sản phẩm để lưuaj chọn cho các dự án. Tiếp theo mình sẽ giưới thiệu về lĩnh vực hoạt động của chúng.
Pham vi hoạt động cảm biến thuỷ lực
Phạm vi hoạt động của cảm biến thuỷ lực tương đối đa dạng. Như mình đã nói ở phần đầu thì chúng được tin dùng rọng rãi trong các nhàmáy sản xuất, các doanh nghiệp cơ sở sản xuất có quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Chúng sẽ được gắn ở đường ống trong các trạm bơm dầu để kiểm tra áp lực dầu có đảm bảo hay không. Hoặc chính có thể gắn ở trên các các đầu van động lực của các hệ thống xilanh thuỷ lực.
Về phạm vi liên quan tới thiết bị này là rất rất nhiều bởi vì những lý do nữa đó là dải đo của chúng đa dang. Từ 60 bar, 100bar, 160bar, 200bar, 250bar, 400bar, 600bar…
Có nhiều hãng còn tích hợp thêm dòng cảm biến có thể thay đổi thang đo nhằm đáp ứng cho dải đo thay đổi liên tục của anh em.
Ứng dụng cảm biến áp suất thuỷ lực
Về mặt ứng dụng mình sẽ nêu các ứng dụng chính khi sử dụng cảm biến này trong công nghiệp. Hầu hết các nhà máy nào mà có thuỷ lực thì không thể thiếu được cảm biến này.
Cảm biến áp suất điều khiển biến tần
Chúng ta đã biết rằng biến tần có 02 chế độ làm việc: làm việc bằng tay và làm việc tự động.
Chế độ chạy bằng tay tức là sử dụng biến trở để điều chỉnh tốc độ của Motor thông qua biến tần. Muốn điều chỉnh motor chạy nhanh hay chậm chỉ việc xoay biến trở từ min tới max.
Tại chế độ tự động khi sử dụng cảm biến áp suất. Cảm biến truyền tín hiệu 4-20mA vào biến tần, biến tần sẽ chuyển đổi thành tín hiệu tần số từ 0-50Hz để điều khiển tốc độ động cơ.
Việc kết hợp cảm biến áp suất và biến tần để điều khiển động cơ mang lại nhiều lợi ích:
- Tiết kiệm điện
- Khởi động Motor êm hơn
- Động cơ tăng giảm tốc độ nhẹ nhàng
- Hệ thống hoạt động an toàn – tự động mà không cần can thiệp
- Cài đặt, hiệu chỉnh đơn giản
Việc sử dụng cảm biến áp suất nước để điều khiển biến tần gần như được sử dụng rộng rãi và bắt buộc trong hệ thống bơm nước.
Hiển thị áp suất trong đường ống bơm
Đo áp suất trong đường ống bơm cũng là một trong những ứng dụng phổ biến của cảm biến áp suất thuỷ lực này. Khi bơm dầu hoạt động chúng sẽ cấp dầu vào trong đường ống. Áp lực mà dầu tác dụng lên thành ống sẽ được cảm biến ghi lại và truyền tín hiệu về PLC hoặc bộ hiển thị để điều khiển bơm.
Hoặc mộ số trường hợp chúng còn có thể dùng để nhận biết bên trong đường ống có dầu hay không. Nếu trong đường ống mà không có dầu nhưng máy bơm vẫn hoạt động thì điều này dễn đến rất dễ gây cháy máy bơm.
Đo mức dầu trong bồn
Đo mức dầu trong bồn cũng là mộ trong ứng dụng không thể bỏ qua. Nhiều bạn đọc tới đây thắc măc tạo sao cần cmar biến áp suất lại đo được mức chất lỏng.
Mình xin trả lời luôn đó là: Đối với những bồn nào có chưa các chất đặc biêt hoặc dầu đặc biệt. Để đo và giám sát mực dầu trong bồn là bao nhiêu thì họ dùng loại cảm biến áp suất để đo.
Với mức dầu càng cao thì áp suất dưới đáy bồn cũng tăng theo. Dựa vào điều này cảm biến áp suất sẽ cho ta biết giá trị mức chất trong bồn là bao nhiêu.
Bài Viết Tham Khảo: Cảm biến Áp Suất Khí Gas
Liên Hệ
Kỹ sư cơ điện tử – Mr. Trọng
Mobi/ Zalo: 0975 116 329
Mail: chuyendoitinhiue.vn
Comments are closed.