atr121-ad hay Bộ hiển thị tín tín hiệu ATR121- AD một bộ hiển thị có xuất xứ từ hãng Pixsys đây là mộ trong những hãng thuộc Italy mang thương hiệu G7 – Thương hiệu Châu Âu.
Thông số kỹ thuật ATR121
Bộ hiển htij này được thiết kế nhỏ gọn. Phù hợp dùng để gắn trên các tủ điện trong nhà máy. Nhằm đáp ứng nhu cầu hiển thị và điều khiển On/Off PID. Thông số cơ bản của thiết bị này nhưu sau:
Thông số chung
- Nguồn cấp: 24..230 V AC / DC ± 15% 50/60 Hz – điện áp cách ly lên đến 2,5KV
- Công suất tiêu thụ: Từ 2.4W đến 5.7W tùy model
- Hiển thị: 3 số nền đỏ cỡ 0.56 inch và 3 led hiển thị OUT1, OUT2, L1
- Nhiệt độ hoạt động: 0-45°C
- Độ ẩm hoạt động: 35…95% RH
- Kết cấu bằng vật liệu: ABS UL94V0
- Kích thước: Mặt trước 32×74 mm và thân dài 53 mm
- Chống Nước: IP54, Bộ chứa: IP30, Khối đầu cuối IP20
- Trọng lượng: 100 g
- Cài đặt bằng 4 phím chức năng ngay trên màn hình
- Cài đặt bằng phần mền LabSoftView
Lưu ý đối với nhiệt độ môi trường ngoài trời thì cần phải có mái che hoặc hộp điện cách nhiên để tránh nhiệt độ tăng cao khiến bộ điều khiển bị nhiễu.
Tín hiệu ngõ vào
Tín hiệu ngõ vào của ATR121-AD là tín hiệu dạng analog như:
- Cảm biến nhiệt độ: PT100, PT500, PT1000, Ni100 , PTC1K, NTC10K
- Can nhiệt (Thermocouple): Can K, S, B, J, R, …
- Biến trở (chiết áp): 0… 100% (tối đa 150K ohm – 40.000 điểm)
- Dòng điện: 0…20mA , 4…20mA
- Điện áp: 0…5V , 0… 10V
Với tín hiệu ngõ vào dạng nhiệt độ độ chính xác lên đến 0,5% tại nhiệt độ 25oC
Tín hiệu ngõ ra
Tín hiệu ngõ ra Relay On/Off gồm: 2 Relay On/Off và 1 Relay SSR
- 1 Relay tải điện trở 10A / 8A – 250VAC
- 1 Relay tải điện trở 5A – 250VAC
Ngõ ra relay có thể cài đặt đóng mở dựa vào các thông số và bài toán của các bạn. Có thể thiết lập được điều khiển PID đối với một số yêu cầu trong điều khiển nhiệt độ và điều khiển áp suất.
Kích thước của ATR121
Bộ điều khiển nhiệt độ ATR121-AD có thiết kế nhỏ gọn với kích thước 32 x 74 mm
Mặt trước chúng ta thấy Model sản phẩm ATR121 được đặt phía trên với còn phía dưới là Logo hãng Pixsys. Bên trái là 2 phím điều hướng lên và xuống, bên phải là hai phím chức năng FNC và SET.
Chúng ta thấy rằng màn hình có 3 LED khá to được dùng để hiển thị giá trị đầu vào của các loại cảm biến.
Ở trên là ký hiệu OUT1, OUT2, L1 tương ứng là Output 1, Output 2, và kết nối bộ điều khiển qua PORT giao tiếp.
Sơ đồ mạch điện của ATR121-AD
Mình sẽ giới thiệu về hai bộ hiển thị ATR121-B và ATR121-AD. Hai bộ hiển thị này chúng chỉ khác nhau vè nguồn cấp cho chúng. Loại ATR121-AD thì nguồn của chúng đó là dòng điện 24 Vdc. Còn loại -B thì sử dụng nguồn điện 220Vac.
Nhìn vào hình chúng ta có thể thấy được chúng chia làm 3 khu vực chân khác nhau:
Chân (1), (2): Chân cấp nguồn
Chân (3), (4), (5): Relay 1 (gồm NO và NC)
Chân (6), (7): Relay 2 ( chân NO )
Chân (8), (9): Là chân SSR
Chân (9), (10), (11), (12): Là chân nhận tín hiệu ngõ vào từ các loại cảm biến analog khác nhau như nhiệt độ, áp suất, can nhiệt,…
Cách sử dụng ATR121-AD
Các sử dụng bộ điều khiển và hiển thị ATR121-AD này cũng khá đơn giản. Bài này Trọng hướng dẫn các bạn kết nối bộ hiển thị và điều khiển này với các cmar biến và ứng dụng thường thấy nhất cảu chúng.
Kết nối với cảm biến nhiệt độ
Mình sẽ lấy một ví dụ thường gặp đó là hiển thị nhiệt độ từ cảm biến nhiệt độ PT100 3 dây kết nối với bộ hiển thị ATR121-AD.
Nhìn vào hình các bạn có thể thấy sơ đồ đấu dây của thiết bị này.
Bước 1: Cấp nguồn 24 Vdc vào chân số (1), (2) của bộ hiển thị
Bước 2: Nối 3 dây của cảm biến nhiệt độ vào lần lượt chân số (10), (11), (12). Lưu ý cảm biến nhiệt độ PT100 3 dây chúng sẽ có hai dây giống nhau và 1 dây khác (2 đỏ – 1 đen). Hai dây giống nhau ta đấu vào chân số (11), (12) còn dây còn lại ta đấu vào chân số (10) các bạn nhé.
Bước 3: Nối tín hiệu ngõ ra. Thì tuỳ vào múc đích sử dụng của mọi người mà ta nối chân sao cho phù hợp. Bộ ATR121-AD đã tích hợp sẵn 2 Relay cho các bạn lựa chọn. Có thể chọn loại thường đóng và thường mở tại chân số (3), (4), (5) hoặc nối chân Relay thường mở tại chân số (6), (7).
Kết nối với cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất thông thường có hai dạng tín hiệu đó là 4-20mA active và 4-20mA passive. Mình sẽ hướng dẫn ccas bạn kết nối với cả hai dạng này. Đầu tiên là nối dây với cảm biến áp suất có tín hiệu 4-20mA active.
Nhìn vào hình các bạn có thể thấy được ngay dạng tín hiệu 4-20mA là tín hiệu trực tiếp từ cảm biến với bộ điều khiển ATR121-AD
Bước 1: Cấp nguồn 24 Vdc vào chân số (1), (2) của bộ hiển thị
Bước 2: Nối chân tín hiệu từ cảm biến áp suất với chân dương (+) của cảm biến ta nối vào chân số (9) còn chân âm (-) ta nối vào chân số (12).
Kết nối với cảm biến siêu âm
Các loại cảm biến siêu âm hay cảm biến áp suất có công suất lớn thì ta không thể đấy dây tín hiệu 4-20mA Active như ở trên. Mà ta phải nối kiểu Passive như hình dưới đây.
Nhìn vài hình ta có thể thấy các nối dây này tương đối phức tạp hơn cách trên. Nhưng chúng sẽ giúp nguồn điện của cảm biến các bạn được ổn định và hoạt động tại trạng thái tốt nhất.
Bước 1: Ta cũng thực hiện cấp nguồn cho bộ biển thị là chân số (1), (2) với nguồn 24Vdc.
Bước 2: Đầu tiên ta sẽ lấy một nguồn điện phù hợp với nguồn điện àm cảm biến đang sài (24vdc). Ta nối nguồn điện dương (+) này vào chân dương (+) của cảm biến. Từ chân âm (-) của cảm biến ta nối với chân (12) của bộ hiển thị ATR121-AD. Tuân chân (11) của bộ này ta nối lại với chân âm (-) của bộ nguồn để tạo thành một vòng kín.
Báo giá bộ ATR121-AD
Trên thị trường hiện này bộn điều khiển và hiển thị ATR121-AD hay ATR121-B đang có rất nhiều đơn vị cung cấp. Nhưng có điều là để cài đặt được chúng thì không phải ai cũng có thể thiết lập cài đặt được. Nhất là đối với những bài toán về PID nhiệt độ hoặc PID áp suất.
Để mua được hàng chĩnh hãng và cài đặt, cung cấp dịch vụ miễn phí thì hãy liên hệ với Trọng với thông tin phía bên dưới nhé. Trọng sẽ hỗ trợ tư vấn giải pháp và cũng cấp hàng chính hãng bao gồm đầy đủ cả Co và Cq cho dự án của các bạn.
Bài viết tham khảo:
Bộ Hiển thị – Điều khiển ATR144
Bộ Hiển thị – Điều khiển ATR244
Bộ Hiển thị – Điều khiển STR551
Liên hệ
Kỹ Sư Cơ Điện Tử – Mr. Trọng
Zalo: 0975 116 329
Mail: trongle@huphaco.vn