Nước thải công nghiệp là một trong những nguồn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường lớn nhất hiện nay. Chính vì vậy xử lý nước thải công nghiệp cũng đang trở thành một bài toán khó giải quyết. Vậy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được chuyendoitinhieu chia sẻ tới bạn đọc hệ thống giám sát và xử lý nước thải công nghiệp từ xa hiện đại và mang lại hiệu quả cao nhé!

Phân loại nước thải công nghiệp

Phân loại nước thải công nghiệp
Phân loại nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp được chia ra làm 2 loại chính là: Nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp.

  • Nước thải sinh hoạt: Là nước thải của cán bộ công nhân viên ở trong các khu vực vệ sinh, nhà bếp, văn phòng… Nguồn nước thải này thường chứa một số các chất như: Vi khuẩn, hóa chất tẩy rửa, vi sinh vật, BOD5, COD… Đây là những chất vô cùng độc hại gây ra một số bệnh như: Giun sán, virus hoặc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa.
  • Nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp: Tùy thuộc vào từng ngành sản xuất thì thành phần của loại nước thải này sẽ có đặc trưng riêng. Dưới đây là một số nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp phổ biến:
    • Nước thải ở trong ngành công nghiệp thực phẩm.
    • Nước thải ở trong nhà máy điện.
    • Nước thải ở trong ngành công nghiệp sắt thép.
    • Nước thải ở trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy.
    • Nước thải ở trong ngành công nghiệp dầu.

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp được chia thành 6 bước chính là:

  1. Phân tích và xử lý sơ bộ.
  2. Lọc, lắng cát và loại bỏ sạn sỏi.
  3. Điều hòa dòng chảy.
  4. Loại bỏ dầu mỡ.
  5. Xử lý sơ cấp.
  6. Xử lý thứ cấp.
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Thuyết minh về quy trình:

  • Song chắn rác: Nguồn nước thải sẽ được thu về bể thu gom. Thiết bị cào tự động có tác dụng chính là giữ lại phần rác thô.
  • Bể thu gom: Tại đây sẽ được gắn các máy bơm và đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào. Đồng thời ở khâu này cũng diễn ra quá trình lắng để lọc đi những chất cặn có trong nước thải.
  • Lọc rác tinh: Có 2 máy bơm với nhiệm vụ chính là giữ lại các phần tử rác có kích thước lớn từ 0.75mm trở lên.
  • Bể tách dầu mỡ: Các váng dầu mỡ sẽ được thu gom lại và đưa về bể chứa dầu. Sau đó được đưa đến các công ty xử lý và khử đi những thành phần độc hại.
  • Bể điều hòa: Tại đây có hệ thống 2 máy khuấy trộn chìm liên tục hoạt động với nhiệm vụ để điều hòa chất lượng nước thải, lưu lượng nguồn nước.
  • Bể SBR: Đây là công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp bao gồm 5 giai đoạn: Làm đầy, phản ứng, lắng, rút nước, ngưng.
  • Bể khử trùng: Nước thải sẽ được khử trùng bằng cách trộn đều với clorua vôi (CaOCl2) trước khi chúng được xả thải ra môi trường.
  • Bể chứa bùn: Bể có dạng phễu và có chứa thiết bị thu gom bùn ở bên dưới.

5 công nghệ xử lý nước thải công nghiệp phổ biến hiện nay

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

MBBR là tên viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu được dùng để làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để từ đó sinh trưởng và phát triển. MBBR là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải MBBR là:

  • Hệ vi sinh bền.
  • Năng suất xử lý cao và nhanh chóng.
  • Chất lượng nước sau khi xử lý đạt chuẩn chất lượng xả thải hiện hành của Việt Nam.
  • Mật độ vi sinh cao.
  • Tiết kiệm năng lượng.
  • Kích thước nhỏ, dễ vận hành và dễ dàng nâng cấp.
  • Dễ dàng kiểm soát hệ thống.
  • Tiết kiệm diện tích.
Công nghệ xử lý nước thải MBBR
Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Công nghệ xử lý nước thải AAO

AAO hay còn được gọi với cái tên khác là A20 là viết tắt của cụm từ Anerobic (kỵ khí), Anoxic (thiếu khí) và Oxi (hiếu khí). Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học một cách liên tục được kết hợp 3 hệ vi sinh như kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí để xử lý nước thải. 

Ưu điểm công nghệ xử lý AAO:

  • Chi phí vận hành thấp và trình độ tự động hóa cao.
  • Có thể di dời hệ thống xử lý dễ dàng.
  • Khi mở rộng quy mô, tăng công suất thì có thể nối, lắp thêm các môđun hợp khối mà không cần phải dỡ bỏ để thay thế.
  • Vận hành đơn giản và dễ dàng.
  • Công nghệ này có thể xử lý được nhiều loại nước thải khác nhau.

Công nghệ xử lý nước thải hóa lý kết hợp với sinh học

Đây là một công nghệ xử lý nước thải khá đơn giản và chúng được ứng dụng hầu hết đối với các loại nước thải công nghiệp và các loại nước thải có độ màu cao hiện nay như nước thải dệt nhuộm và nước thải mực in. Đây là một trong 4 công nghệ xử lý tiên tiến nhất hiện nay bởi chúng có rất nhiều những ứng dụng rộng rãi.

Công nghệ xử lý nước thải MBR

MBR là tên viết tắt của cụm từ Membrane bioreactor là bể hoặc thiết bị sinh học dùng để xử lý nước thải trong đó áp dụng kỹ thuật bùn hoạt tính AS phân tán có kết hợp với màng lọc tách vi sinh.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải công nghệ MBR:

  • Không cần phải sử dụng bể lắng thứ cấp.
  • Tiết kiệm diện tích cao nhất.
  • Phù hợp với những nơi có địa hình lắp đặt phức tạp và không được thuận lợi.
  • Tính tự động hóa cao.
  • Thường được lắp đặt ở dạng thiết bị hợp khối nên dễ dàng cho việc lắp đặt cũng như di dời khi cần.

Công nghệ xử lý nước thải SBR

Công nghệ xử lý nước thải SBR
Công nghệ xử lý nước thải SBR

SBR là tên viết tắt của cụm từ Sequency Batch Reactor là hệ thống dùng để xử lý nước thải sinh học chứa các chất hữu cơ và nitơ cao. Hoặc chúng cũng có thể dùng để xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và xả cặn. Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha là: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải SBR là:

  • Kết cấu đơn giản và bền hơn so với các loại khác.
  • Hoạt động dễ dàng.
  • Thiết kế chắc chắn.
  • Có thể lắp đặt từng phần và dễ dàng mở rộng thêm các phần khi cần thiết.
  • Xử lý chất ô nhiễm đạt hiệu quả cao.
  • Khả năng khử được Nitơ và Photpho hiệu quả.
  • Ổn định và linh hoạt.

Hệ thống giám sát và xử lý nước thải công nghiệp từ xa

SCADA trạm xử lý nước thải
SCADA trạm xử lý nước thải

Dưới đây là một số thông tin về hệ thống giám sát và xử lý nước thải công nghiệp từ xa mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:

  • Hệ thống đạt chuẩn, hoạt động ổn định và có mức chi phí hợp lý.
  • Giao diện điều khiển và hiển thị: HMI, Webserver, PC hoặc là Laptop, Mobile.
  • Điều khiển và giám sát từ xa thông qua Internet mà không mất các khoản chi phí khác.
  • Giao diện đồ họa 3D phong phú và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau.
  • Phần mềm điều khiển, giám sát và quản lý tất cả được thiết kế trong một phần mềm, dễ dàng sử dụng.
  • Lập trình, cài đặt theo nhu cầu người sử dụng hoặc theo yêu cầu của dự án.
  • Xuất cảnh báo qua Email và qua SMS.
  • Tùy chọn nâng cao khác như: SCADA, Cloud Server.

Lời kết!

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống giám sát và xử lý nước thải từ xa cũng như 5 công nghệ xử lý nước thải công nghiệp phổ biến hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích và chúc bạn áp dụng hệ thống thành công!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Scada là gì? Tìm hiểu về hệ thống Scada

Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]

[+Xử lý] Nhiễu xung là gì? | Lọc nhiễu tín hiệu xung

Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]

Tiếu chuẩn Phòng Nổ ATEX là gì | Tìm hiểu nhanh

Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *