Module PLC là gì? Chắc chắn sẽ là câu hỏi của nhiều bạn mới bước chân vào lĩnh vực lập trình – tự động hóa. Vậy hãy cùng tìm hiểu về module PLC trong bài viết này nhé!
Đầu tiên khái niệm về module chính là một đơn vị nhỏ để cấu thành 1 hệ thống tổng thể. Khi đó mỗi module sẽ đảm nhiệm một chức năng cụ thể và riêng biệt của hệ thống. Và như vậy để hoạt động thì một hệ thống có nhiều module khác nhau.
Module là gì?
Module là thuật ngữ được sử dụng để gọi 1 đơn vị cấu thành của một hệ thống hoàn chỉnh. Module có thể bắt gặp ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: kiến trúc, tin học, điện tử, công nghiệp…
Ở bài viết này đang hướng đến Module PLC là gì?
Ví dụ:
Lập trình của một hệ thống gắp nhặt robot lên pallet bằng PLC chắc chắn sẽ phải có nhiều module khác nhau.
Module PLC là gì?
PLC được biết đến là thiết bị thực hiện lệnh điều khiển máy móc trong công nghiệp.
Chúng là thiết bị điều khiển lập trình được cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Và để thực hiện được việc điều khiển cần thông qua nhiều module PLC khác nhau.
PLC hoạt động thông qua các module đầu vào, các thiết bị ngoại vi như cảm biến… đưa tín hiệu vào CPU. Sau khi tín hiệu đầu vào được xử lý và đưa tín hiệu đầu ra qua module đầu ra lệnh tới các thiết bị điều khiển bên ngoài theo một chương trình đã được nạp sẵn trước đó.
Trong một PLC có nhiều module khác nhau, trong đó có các module cơ bản là:
Module xuất nhập (I/O module)
- Module xuất (output module) được nối với các tải ở ngõ ra như cuộn dây của relay, contactor, đèn tín hiệu, các bộ ghép quang
- Module nhập (input module) được nối với các công tắc, nút ấn, các bộ sensor … để điều khiển từ chương trình bên ngoài.
Module CPU
Module CPU bao gồm: bộ vi xử lý và bộ nhớ. Cũng có bộ PLC sử dụng nguồn 220VAC. Những PLC không có module nguồn thì được cấp nguồn bên ngoài CPU: central processing unit: đơn vị xử lý trung tâm.
Module này chứa các vùng nhớ của PLC như:
- Vùng nhớ chương trình – load memory: chứa chương trình người dùng
- Vùng nhớ làm việc – working memory: RAM
- Vùng nhớ hệ thống – system memory: Phục vụ chương trình người dùng
Module nguồn nuôi
Nguồn trong các PLC thường là 24VDC.
Và một số dạng module khác: Module analog, module ghép nối, module phục vụ truyền thông…
Như vậy, trong PLC có nhiều module khác nhau, tuy nhiên để hoạt động hiệu quả các module cần thực hiện tốt vai trò của mình.
PLC ra đời nhằm thay thế bộ điều khiển bằng relay và với các ưu điểm nổi trội nhờ các module nhỏ.
Một số ưu điểm nổi bật của PLC là:
– Dễ dàng thay đổi chương trình theo ý muốn
– Thực hiện được các thuật toán phức tạp và độ chính xác cao.
– Mạch điện gọn nhẹ, dễ dàng trong việc bảo quản và sửa chữa.
– Cấu trúc PLC dạng module, cho phép dễ dàng thay thế, mở rộng đầu vào/ra, mở rộng chức năng khác
– Khả năng chống nhiễu tốt, hoàn toàn làm việc tin cậy trong môi trường công nghiệp.
– Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: Máy tính, nối mạng truyền thông với các thiết bị khác.
Module PLC là gì? Các loại module cơ bản của một PLC đã được cập nhật trong bài viết. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]
Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]
ORP là gì ? Chỉ số Oxy hoá – Khử là gì ? Nước là một thành phần quan trong đối với con người trong cuộc sống hàng ngày. Chúng có mặt ở hầu hết mọi nơi trên trái đất. Nước không chỉ giúp ta sinh tồn được mà chúng còn giup ích khá nhiều […]