Vỏ tủ điện là nơi để chứa các đồ vật như công tắc, cầu giao, ổ cắm,… ở mỗi công trình. Chúng thường có hình dạng chữ nhật hoặc hình vuông, tuỳ vào mục đích và vị trí lắp đặt. Để biết thêm thông tin về vỏ tủ điện, chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tủ điện và vỏ tủ điện là gì?
Tủ điện là gì?
Tủ điện là nơi chứa các thiết bị điện như cầu dao, công tắc, biến áp, biến thế,… Tủ điện thường xuất hiện ở trong các công trình xây dựng.
Vỏ tủ điện là gì?
Vỏ tủ là một bộ phận của tủ điện. Nó có nhiệm vụ bảo vệ các thiết bị bên trong tủ. Lớp vỏ sẽ có hình vuông hoặc hình chữ nhật tuỳ thuộc vào hình dạng tủ.
Vỏ tủ điện là một bộ phận không thể thiếu với tủ điện, bảo vệ tủ điện. Nó còn được sử dụng trong các trạm biến áp, nhà máy điện, hệ thống truyền tải trước khi đến với người tiêu thụ.
Đối với nhà ở, vỏ tủ có vai trò là nơi sắp xếp, vận hành các linh kiện và thiết bị một cách hợp lý. Lớp vỏ sẽ đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện bên trong.
Phân loại các loại tủ điện phổ biến nhất hiện nay
Tủ điện phân phối chính cho công trình
Tủ điện phân phối chính cho các công trình được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 60439. Vỏ tủ được chế tạo từ thép mạ kẽm và sơn lớp sơn tĩnh điện cao cấp. Nắp tủ điện, mặt hông và mặt sau của tủ có thể tháo lắp được dễ dàng. Từ đó tạo thuận lợi cho người sử dụng khi lắp đặt và bảo trì.
Các thiết bị được sắp xếp trong tủ điện sẽ phù hợp với nhu cầu sử dụng và các dạng tủ. Tủ điện được thiết kế sử dụng trong nhà để phân phối điện cho các phụ tải công suất lớn. Ưu điểm của loại tủ này là thiết kế kiểu module. Các module được đặt cạnh nhau tạo thành một hệ thống phân phối điện. Hệ thống bao gồm ngăn lộ vào, ngăn phân đoạn và ngăn phân phối.
Tủ điện điều khiển trung tâm
Tủ điện điều khiển trung tâm có 2 loại phổ biến là:
- Loại cố định
- Loại không cố định
Các thiết bị được đặt bên trong tủ điện này là khởi động mềm, bộ biến tần, bộ khởi động trực tiếp, bộ khởi động và các thiết bị bảo vệ,…
Khung tủ điện được làm bằng chất liệu thép mạ điện, sơn lớp tĩnh điện. Tủ điện có nhiệm vụ điều khiển và bảo vệ động cơ. Tủ điện có cơ chế vận hành như sau:
- Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để đóng ngắt, đảo chiều quay cho các động cơ.
- Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để thay đổi tốc độ quay của động cơ.
Tủ điện chuyển mạch
Tủ điện chuyển mạch sử dụng nhiều ở nơi có phụ tải cấp điện liên tục. Mục đích để cấp điện cho tải khi có sự cố phía nguồn. Trong trường hợp tủ điện chuyển mạch để tự động chuyển đổi nguồn cung cấp. Từ lưới sang nguồn dự phòng để cấp điện trở cho nguồn tải hoạt động.
- Điện áp định mức: 380V/415V
- Dòng điện định mức: 1600A/2000A/2500A/3200A/6300A
- Thời gian chuyển mạch: 5~10s
Tủ điện phân phối
Tủ điện phân phối được sử dụng trong các phân xưởng, nhà máy hay tòa nhà. Tủ điện phân phối được thiết kế gọn nhẹ, tính thẩm mỹ cao, an toàn và thuận tiện vận hành.
Tủ điện phân phối được thiết kế để người sử dụng thuận tiện thao tác sửa chữa hay bảo trì. Tủ này là có phân chia màu xanh, đỏ, vàng để việc lắp đặt, bảo trì được dễ dàng, thuận tiện hơn.
Tủ điện phòng cháy chữa cháy
Cháy nổ là sự việc rất nghiêm trọng xảy ra trong cuộc sống. Chúng không ngoại trừ bất kỳ nơi đâu. Chính vì vậy mà tủ điện phòng cháy chữa cháy ra đời để ngăn chặn sự cố. Tủ điện phòng cháy chữa cháy giúp cho hệ thống bảo vệ phòng cháy được an toàn.
Nguyên lý hoạt động của tủ điện phòng cháy chữa cháy:
Tủ điện phòng cháy chữa cháy được đặt ở chế độ tự động, hoạt động theo một quy trình cụ thể. Tủ điện sẽ tự động vận hành bơm bù áp nếu hệ thống phòng cháy chữa cháy bị rò nước. Tiếp đến, khi báo cháy và vòi cứu hoả được mở thì tủ điện sẽ tự động vận hành bơm điện. Sau đó, tủ điện tự động vận hành bơm xăng, nhiên liệu cần thiết, mở vòi cứu hỏa. Cuối cùng, tủ điện tự động sạc và thông báo tình trạng ắc quy liên tục cho người sử dụng.
Tủ điện điều khiển chiếu sáng
Tủ điện điều khiển chiếu sáng dùng cho các hệ thống đèn chiếu sáng trong các khu vực công cộng.
Các thông số kỹ thuật của tủ điện điều khiển chiếu sáng:
- Kích thước tùy vào sơ đồ nguyên lý để đưa ra thiết kế phù hợp.
- Tiêu chuẩn IP20 – IP54
- Tủ tôn dày 2mm, được sơn lớp sơn tĩnh điện
- Kết hợp với relay thời gian được cài đặt chế độ bật, thời gian định trước để tắt thiết bị chiếu sáng.
Tủ tụ bù
Tủ bù là tủ dùng để bù công suất cho các phụ tải. Các địa điểm được sử dụng nhiều là trong phân xưởng, các dây chuyền sản xuất, các phụ tải lớn có công suất bù đến 600kVAR.
Tiêu chí thiết kế vỏ tủ điện
Theo công suất của tải
Vỏ tủ sẽ được lắp đặt tuỳ thuộc vào kích thước của thiết bị bên trong. Công suất càng lớn thì diện tích lắp đặt càng lớn. Từ đó ta thấy được vỏ tủ sẽ có kích thước càng lớn.
Theo chức năng của tủ điện
Thiết kế tủ điện muốn chuẩn xác thì cần xác định đúng chức năng của tủ điện. Hãy xác định các thiết bị cần lắp ráp trước khi thiết kế để có kết quả tốt nhất.
Quy trình sản xuất
- Chọn vật liệu dạng tấm kích thước phù hợp để cắt
- Đục lỗ trên máy đột CNC hoặc máy tay
- Mài nhẵn lỗ vừa đục
- Chấn định hình
- Hàn ghép và vệ sinh mối hàn
- Tẩy dầu mỡ bằng dung dịch NaOH
- Tẩy gỉ bằng dung dịch axit
- Định hình bề mặt
- Phốt-phát hóa bề mặt
- Rửa qua với nước rồi hong khô
- Phun bột sơn tĩnh điện với màu thích hợp
- Sấy khô ở nhiệt độ 190 – 200 độ C trong khoảng 10 phút
- Lắp ráp
- Kiểm tra và đóng gói
Những điều cần lưu ý khi chọn mua vỏ tủ điện
Xác định chính xác kích thước của vỏ tủ điện
Kích thước tủ điện sẽ phụ thuộc vào thiết bị bên trong tủ. Hãy đảm bảo rằng khung tủ điện có kích thước hợp lý nhất. Tủ không nên chật quá cũng không nên rộng quá. Tất cả sẽ gây khó khăn trong việc lắp đặt cũng như sửa chữa. Hay gây nên sự lãng phí không gian.
Môi trường lắp đặt vỏ tủ điện
Môi trường lắp đặt ảnh hưởng đến độ bền của tủ điện. Bạn cần hạn chế việc đặt tủ ngoài trời. Bởi tác động từ môi trường sẽ dẫn đến sự xâm nhập của nước và bụi. Vỏ tủ ngoài trời cần có mái dốc để thoát nước. Cánh tủ được thiết kế để chống nước và bụi lọt vào. Bên cạnh đó, tủ điện ngoài trời cần có lớp sơn tĩnh điện. Những yêu cầu đó sẽ giúp độ bền của tủ được bền hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần xác định xem vị trí đặt tủ có chất ăn mòn hay hoá chất không. Điều này sẽ đảm bảo để tủ không bị rỉ sét. Nếu lắp đặt ở môi trường ngoài trời thì vỏ tủ được làm từ vật liệu Composite hoặc tấm kim loại với độ dày và kích thước phù hợp.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về vỏ tủ điện. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về tủ điện. Hãy đọc và ghi chú bài viết của chúng tôi nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]
Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]
Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]