Là một thiết bị điện có tính ứng dụng cao trong đời sống và sản xuất, đặc biệt không thể thiếu với sự vân hành của thiết bị điện, cảm biến nhiệt độ ngày càng khẳng định vai trò và sự cần thiết của chúng. Vậy yêu cầu sử dụng của cảm biến nhiệt độ, các thông tin quan trọng cùng những lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn và độ bền là gì? Tất cả sẽ được đề cập chi tiết cùng cách chọn cảm biến nhiệt độ thân thiện, chuyên nghiệp nhất!
Cảm biến nhiệt độ có những loại cơ bản nào?
Hiện có rất nhiều loại cảm biến nhiệt độ trên thị trường. Tuy nhiên về cơ bản, có 4 loại chính gồm các dòng sản phẩm sau:
- Cảm biến nhiệt độ can nhiệt Thermocouple: Đây là loại cảm biến nhiệt độ đo được nhiệt độ cao, lên đến 1800 độ C. Tuy nhiên loại này có nhược điểm là độ chính xác thường thấp, không được đánh giá cao.
- Cảm biến nhiệt điện trở RTD: Sản phẩm này hoạt động dựa trên sự thay đổi điện trở kim loại. Đây là thiết bị được sử dụng nhiều nhất với tên gọi khác là cảm biến nhiệt độ pt100. Dải đo trung bình dao động từ -200 độ C đến 850 độ C.
- Cảm biến trở kháng Thermistor: là loại điện trở có trở kháng của nó thay đổi một cách rõ rệt dưới tác dụng nhiệt, hơn hẳn so với các loại điện trở bạn gặp thông thường. Từ thermistor thường được kết hợp bởi từ thermal (nhiệt) và resistor (điện trở).
- Cảm biến hiện đại với độ chính xác cực cao I.C Sensor. Tuy nhiên sản phẩm loại này có nhược điểm là chỉ hoạt động trong dải đo -55 độ C đến 150 độ C. Loại này thường được sử dụng với các thiết bị đo cầm tay để theo dõi nhiệt độ, trong các ứng dụng phổ biến theo dõi thể dục vì kích thước nhỏ gọn.
Cách chọn cảm biến nhiệt độ tốt nhất
Việc lựa chọn cảm biến nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền cũng như độ chính xác và hiệu quả sử dụng của thiết bị. Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu một số sản phẩm cảm biến nhiệt độ phù hợp nhất trên thị trường nhé!
Cảm biến nhiệt độ loại có dây
Tên gọi khác là cảm biến nhiệt độ dây dò nhiệt, loại này có cấu tạo dạng dây dài, thích hợp đo trong những vị trí có diện tích nhỏ. Cảm biến nhiệt độ loại dây sẽ bao gồm cả 2 loại là cảm biến nhiệt độ pt100 3 dây và cảm biến nhiệt độ can nhiệt 3 dây.
Trong đó phổ biến là loại cảm biến nhiệt độ pt100 3 dây là được sử dụng rộng rãi nhất bởi đặc điểm có thể đo được nhiệt độ -40-200 độ C và 0-400 độ C vốn là dải đo khách hàng thường gặp nhất trong các nhà máy.
Thang đo cảm ứng nhiệt độ loại có dây đa dạng từ 0 – 400 độ C, cụ thể gồm có các dải đo như sau:
- Dải 0-400 độ C.
- Dải -40 đến 200 độ C
- Dải -50 đến 250 độ C
- Dải -20 đến 105 độ C.
Phân loại cảm biến nhiệt động có dây khá đa dạng gồm từ 6 – 8 loại khác nhau như: Pt 100 2 dây, 3 dây, 4 dây… đến Ni 100 2 dây, 3 dây, 4 dây.. Điều này tạo sự tiện lợi cho khách hàng sớm mua được sản phẩm ưng ý.
Head-mounted – Cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành
Tên gọi khác là cảm biến nhiệt độ đầu dò hoặc đầu nhiệt. Hay còn được gọi với tên khác là cảm biến nhiệt độ loại đầu dò hoặc đầu dò nhiệt. Sản phẩm được thiết kế chắc chắn với vỏ ngoài bằng Inox để bảo vệ phần lõi cảm biến bên trong, tác dụng giúp cho phần lõi không bị cháy khi đo nhiệt độ cao.
Sản phẩm này chia thành 2 loại là cảm biến nhiệt độ pt100 loại đầu củ hành và cảm biến nhiệt độ can nhiệt. Chúng có sự khác biệt trong mục đích sử dụng. Cụ thể, thông thường đối với ứng dụng đo nhiệt độ dưới 850 độ C người ta thường sử dụng loại pt100, cao hơn 850 độ C người ta sẽ dùng loại cảm biến nhiệt độ can nhiệt vì loại này có thể đo được max lên đến 1800 độ C.
Về thang đo nhiệt độ, sản phẩm có thang đo gồm các loại như bên dưới:
- Thermocouple loại J / T với max 600oC
- TC loại K sứ có max 1200oC
- TC loại R sứ có max 1600oC
- TC loại B sứ có max 1700oC
Bảng phân loại giữa cảm biến dây và cảm biến loại đầu củ hành
Một số thông số quan trọng của cảm biến nhiệt
Cảm biến nhiệt độ bao gồm một số thông số kỹ thuật quan trọng, điều này giúp khách hàng đọc hiểu sản phẩm một cách tốt và hiệu quả hơn trong việc sử dụng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông số kỹ thuật đó là gì ở phần này nhé!
Sai số của cảm biến nhiệt độ là gì?
Bạn biết gì về thông tin về sai số của cảm biến nhiệt độ Pt100? Đây là điều mà ít có người sử dụng nào quan tâm nhưng có sự khác biệt rất lớn giữa các cảm biến nhiệt độ .
Hiện nay, cảm biến nhiệt độ được chia ra làm 4 cấp sai số bao gồm Classe C , Classe B , Classe A , Classe AA . Trong đó sai số thường gặp nhất chính là Classe B. Chúng được sử dụng nhiều trong các hệ thống nhà máy sữa. Trong khi đó ngành dược phẩm thường dùng Classe A và Class AA .
Dựa vào thông tin ở bảng, chúng ta có thể thấy mỗi cấp của sai số của cảm biến nhiệt độ pt100 có độ chính xác cao hơn 50% so với cấp thấp hơn. Trong đó, sai số từ cấp Classe A lên Classe AA là 30%.
Thế nào là Ren kết nối của cảm biến nhiệt độ?
Ren là yếu tố khách hàng cần quan tâm khi chọn mua cảm biến nhiệt độ. Dưới đây là một số ren phổ biến nhất mà bạn cần biết:
- Loại ren kết nối ngoài với thông số G 1/8
- Loại ren kết nối ngoài với thông số G 1/4
- Loại ren chuẩn kết nối ngoài G 1/2.
- Loại ren chuyên dụng cho sản phẩm Clamp.
- Loại ren có khả năng chịu áp suất siêu cao.
- Loại ren kết nối trong G 1/4.
- Loại ren kết nối trong G 1/2.
Chiều dài que cảm biến là gì?
Mỗi loại cảm biến sẽ có chiều dài nhất định, dưới đây là một số tiêu chuẩn nổi bật nhất:
- Chiều dài phổ thông 50mm, 100mm,200mm
- Chiều dài ít gặp hơn có chiều dài 250mm,300mm,350mm,400mm, 450mm,500mm,600mm,700mm,800mm,900mm,1000mm.
Đường kính que dò cảm biến như thế nào?
Đường kính chuẩn là 4mm,6mm,8mm là dạng thông số tiêu biểu của loại cảm biến nhiệt độ dạng dây.
Ngược lại với cảm biến đầu củ hành, thông số đường kính que có một chút sự thay đổi như sau:
- Đường kính không chuẩn có thông số Ø 13mm
- Loại đường kính phổ biến Ø 17mm
- Đường kính kích thước đặc biệt Ø 21mm
- Ø 24mm / 32mm cho các can nhiệt loại S , loại R và loại B
Mua cảm biến nhiệt độ cần chú ý đến điều gì?
Là sản phẩm có tính ứng dụng cao trong đời sống và sản xuất, nhu cầu sử dụng cũng vô cùng cao. Do đó, một trong số những vấn đề khách hàng quan tâm là mua cảm biến nhiệt độ cần chú ý đến điều gì?
Mục đích sử dụng
Bạn cần biết mục đích sử dụng sản phẩm cảm biến nhiệt độ của bản thân là gì. Từ đó đưa ra quyết định chính xác trong sử dụng sản phẩm. Hiện nay có 2 loại sản phẩm phổ biến là cảm biến nhiệt độ pt100 và cảm biến nhiệt độ can nhiệt.
Bên cạnh đó, ta cũng cần lưu ý đến tín hiệu output của cảm biến nhiệt độ, cụ thể:
- Thứ nhất: Loại cảm biến nhiệt độ pt100 sẽ cho tín hiệu output là điện trở (Ω).
- Thứ 2: Cảm biến nhiệt độ can nhiệt sẽ cho tín hiệu output là điện áp (mV).
Lựa chọn loại cảm biến phù hợp
Với các vị trí có diện tích nhỏ, khách hàng nên dùng cảm biết nhiệt dạng dây. Ngược lại, diện tích khu vực lớn hơn, khách hàng nên dùng các loại nhiệt loại đầu củ hành…Đây là một trong những cách chọn cảm biến nhiệt độ phổ biến nhưng bạn cần lưu ý rằng cảm biến đầu củ hành luôn có thiết kế chắc chắn hơn rất nhiều so với loại dây.
Chú ý đến thang đo
Việc lựa chọn cảm biến nhiệt độ liên quan nhiều đến giá trị thang đo nhiệt độ của cảm biến:
Hiện nay, cảm biến nhiệt độ loại dây đo được nhiệt độ maximum là 400 độ C.
Trong khi đó, cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành (head-mounted) đo được nhiệt độ maximum 850 độ C. Còn đối với loại cảm biến nhiệt độ pt100 và 1800 độ C đối với loại cảm biến nhiệt độ can nhiệt.
Chú ý đến chiều dài
Đây là một trong những điều bạn không nên bỏ qua khi sử dụng và lựa chọn cảm biến nhiệt độ. Cụ thể, nếu chúng ta để ý kỹ phần que cảm biến sẽ có 1 phần nhỏ khoảng 4-5mm có màu sắc khác so với phần còn lại. Điều này là bởi vì phần này sẽ chứa vật liệu cảm biến (platinum). Hãy còn có nghĩa là phần còn lại của que cảm biến chỉ có tác dụng để bảo vệ và nhận tín hiệu từ phần này. Do đó, ta phải lựa chọn chiều dài que dò ít nhất là 50mm nha.
Đường kính que rò cần quan tâm gì?
Chú ý đến việc chọn sản phẩm có đường kính que dài bởi chúng có tác dụng cảm biến nhạy hơn với nhiệt độ. Phần vỏ bên ngoài là innox, nên đường kính lớn có thể ảnh hưởng đến độ nhạy của sản phẩm.
Ren kết nối của cảm biến nhiệt độ có đặc điểm gì?
Một điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là: Với các loại cảm biến nhiệt độ thông thường; ta có thể chọn các loại ren kết nối phù hợp với yêu cầu người sử dụng. Tuy nhiên trên thị trường có các bộ chuyển ren, điều này khá tiện lợi bởi ta có thể sử dụng để đổi lại.
Ngược lại đối với các loại cảm biến nhiệt độ bọc sứ, loại này sẽ không có ren kết nối. Ta cần phải lựa chọn đường kính đúng với đường kính nơi cần đo. Lý do giải thích bởi loại bằng sứ này có cách sử dụng khá đặc biệt. Chọc thẳng que dò vào vị trí cần đo nhiệt độ.
Bộ chuyển đổi tín hiệu đi kèm ra sao?
Hiện nay tín hiệu output phổ biến gồm: output điện trở với cảm biến nhiệt pt100 và điện áp cao với cảm biến nhiệt can nhiệt. Thông thường, tín hiệu này không dễ dàng nhận biết mà cần sự hỗ trợ của một sản phẩm gọi là hệ lập trình PLC hoặc Scadar.
Thông tin về cảm biến nhiệt độ, sử dụng cảm biến nhiệt độ đã được cung cấp trong bài viết. Hy vọng bạn nhận được những thông tin sử dụng hữu ích. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ đến chúng tôi để được bật mí trong thời gian sớm nhất nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]
Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]
Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]