BMS là gì? Đó chính là hệ thống quản lý tòa nhà. BMS là một hệ thống đồng bộ có thể kiểm soát được toàn bộ hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà. Cụ thể là hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, điều hòa, an ninh,… Mục đích đảm bảo việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác, nhanh chóng.

Vậy bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống BMS quản lý gì. Ứng dụng ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Hệ thống BMS quản lý những gì?

Hệ thống BMS
Hệ thống BMS
  • Trạm phân phối điện
  • Máy phát điện dự phòng: Tự động bật/tắt theo trạng thái điện lưới, giám sát nhiên liệu
  • Hệ thống chiếu sáng: Bật/tắt đèn theo lịch trình được cài đặt sẵn
  • Hệ thống điều hoà, thông gió và sưởi ấm: Bật/tắt, duy trì giá trị tại một điểm đặt
  • Hệ thống cấp nước: Dóng/mở van tự động, kiểm soát chất lượng nước
  • Hệ thống báo cháy: Kiểm tra vị trí, cảnh báo và phát hiện điểm cháy
  • Hệ thống thang máy: Kiểm soát trạng thái, điện thoại trợ giúp sự cố, video
  • Hệ thống âm thanh công cộng
  • Hệ thống an ninh: Kiểm soát ra vào, giám sát và phát hiện đột nhập

Tính năng cơ bản của BMS là gì?

Tính năng cơ bản của BMS
Tính năng cơ bản của BMS
  • Cho phép các thiết bị thông minh trong tòa nhà hoạt động đồng bộ và chính xác nhất. Tất cả theo đúng yêu cầu và cài đặt của người điều hành
  • Cho phép điều khiển các tiện ích trong tòa nhà. Điều khiển bằng cáp điều khiển và giao thức mạng
  • Kết nối các hệ thống kỹ thuật với nhau. Cụ thể là an ninh, báo cháy… qua cổng giao diện mở của hệ thống. Sử dụng ngôn ngữ giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế
  • Giám sát môi trường: Môi trường không khí, môi trường làm việc của con người
  • Tổng hợp dữ liệu để lưu trữ, theo dõi, báo cáo thông tin
  • Phát hiện và cảnh báo sự cố. Đưa ra tín hiệu cảnh báo đúng lúc, trước khi có sự cố xảy ra
  • Quản lý dữ liệu một cách đầy đủ và chính xác nhất. Bao gồm soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ liệu, chương trình soạn thảo đồ hoạ, lưu trữ và sao lưu dữ liệu
  • Mở rộng với nhiều giải pháp để sẵn sàng đáp ứng với mọi yêu cầu của khách hàng

Lợi ích mang lại từ BMS

  • Đơn giản hóa các quá trình điều khiển. Tự động hóa chức năng và có tính lặp đi lặp lại
  • Quản lý tốt hơn các thiết bị thông minh trong tòa nhà. Nhờ vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, chương trình bảo trì bảo dưỡng và hệ thống tự động báo
  • Giảm sự cố, kịp thời phản ứng với những sự cố phát sinh. Đưa ra phương án khắc phục cho những yêu cầu của khách hàng
  • Quản lý tập trung, điều khiển và quản lý năng lượng để giảm chi phí
  • Giảm chi phí nhân công và thời gian đào tạo nhân viên. BMS cài đặt nhanh chóng, sử dụng dễ dàng. Mô hình quản lý thể hiện trực quan nên giảm tối đa chi phí đào tạo nhân sự
  • Dễ dàng nâng cấp, vận hành, mở rộng. Linh hoạt trong việc lập trình theo yêu cầu đề ra

Nhược điểm của BMS là gì?

Nhược điểm của BMS
Nhược điểm của BMS
  • Chi phí vận hành và lắp đặt là điều đầu tiên nói đến. Đôi khi tốn hàng trăm nghìn đô la để lắp đặt và duy trì hoạt động.
  • Dữ liệu được cung cấp là dữ liệu báo cáo để đánh giá. Nên đôi khi không giúp tiết kiệm năng lượng tối đa và hiệu quả hoạt động
  • BMS là tập hợp các hệ thống thiết bị khác nhau. Hạn chế tối đa khả năng hoạt động cộng tác.
  • BMS là một hệ thống cực kỳ phức tạp, không phải ai cũng có thể hiểu. Chính vì vậy, người điều hành phải có trình độ chuyên môn cao.

Bài viết đã cung cấp các thông tin giải thích BMS là gì, hệ thống BMS hoạt động,… Và những kiến thức xung quanh hệ thống đó. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống BMS.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Scada là gì? Tìm hiểu về hệ thống Scada

Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]

[+Xử lý] Nhiễu xung là gì? | Lọc nhiễu tín hiệu xung

Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]

Tiếu chuẩn Phòng Nổ ATEX là gì | Tìm hiểu nhanh

Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *