Hiện nay, những chứng nhận, chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng và an toàn luôn được quan tâm. Khi thấy những chứng nhận, chứng chỉ đó chứng tỏ sản phẩm có chất lượng. Vậy những chứng nhận, chứng chỉ nào được cấp phép? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng TÜV SÜD

TÜV SÜD là tổ chức chứng nhận của Đức được thành lập vào năm 1866. Trải qua hơn 150 năm, tổ chức luôn tạo được sự tin cậy về chất lượng và an toàn cho các quá trình sản xuất, máy móc và con người. Đây là tổ chức tiên phong trong về an toàn sản phẩm trên thế giới. Tổ chức này có mặt ở hầu hết các châu từ Châu Âu, Châu Á đến Châu Mỹ.

Các con dấu của TÜV SÜD được nhận diện toàn cầu. Tượng trưng cho một tổ chức giàu kinh nghiệm, nghiêm ngặt và làm việc có cơ sở.

Chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng ISO

ISO là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. ISO chỉ ra rằng một hệ thống quản lý, quy trình sản xuất, dịch vụ có đầy đủ các yêu cầu đặt ra. Đó là yêu cầu về tiêu chuẩn hóa và đảm bảo chất lượng. ISO là một tổ chức quốc tế độc lập, phi chính phủ. Chúng được thành lập để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống.

ISO
ISO

Chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng ISO có hiệu lực trong nhiều lĩnh vực. Từ công nghiệp, quản lý năng lượng đến trách nhiệm xã hội. Các tiêu chuẩn ISO được đưa ra để đảm bảo tính nhất quán. Khách hàng có thể yên tâm sử dụng.

Chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng CE

CE có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. Chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng CE cho biết sản phẩm được tuân theo pháp luật của EU. Sản phẩm được lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu. Sản phẩm được gắn mác CE sẽ được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Những mặt hàng lỗi, hàng xấu và kém chất lượng sẽ không bao giờ được gắn CE.

CE
CE

Chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng UL

UL là tổ chức hợp tác giữa các phòng thí nghiệm. Tổ chức này có 3 nhiệm vụ chính. Một là cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm và vật liệu liên quan đến những nguy hiểm tác động đến cuộc sống hoặc tài sản. Hai là lập danh mục các sản phẩm hàng hóa an toàn. Ba là xây dựng tiêu chuẩn.

UL được hình thành và phát triển tại Hoa Kỳ. UL cung cấp các chứng nhận đảm bảo sự an toàn, xác nhận, kiểm thử, thanh tra,… Bên cạnh đó, UL đảm nhận tư vấn, đào tạo cho nhiều khách hàng trên mọi ngành nghề.

Trong lĩnh vực điện, điện tử, thiết bị có tên trong danh mục UL-listed có nghĩa là thiết bị đó đã được UL kiểm tra và xác nhận đạt tiêu chuẩn an toàn. Hoặc những sản phẩm nào có gắn ký hiệu thì đều đã được kiểm tra bởi UL.

UL
UL

Khu vực nguy hiểm

Khu vực nguy hiểm là nơi có nguy cơ cháy nổ do các tác động xấu bên ngoài. Đó là khí hoặc hơi dễ cháy, chất lỏng dễ cháy, bụi cháy, sợi hoặc hạt bay dễ cháy. Đây là tiêu chuẩn được đề ra bởi NEC. Theo NEC, có 3 khu vực nguy hiểm cần được chú ý.

Class I

Kiểu đầu tiên chính là khu vực dễ cháy do khí dễ cháy hoặc hơi trong không khí. Đó có thể là khí gas tự nhiên hoặc hơi xăng. Những khí này bay trong không khí sẽ tạo ra những đám cháy. Với những khu vực này, người ta gọi là vùng I (Class I). Các vùng I điển hình như sau:

  • Nhà máy lọc dầu, kho chứa xăng và khu vực pha chế
  • Khu vực chưng cất mà có xuất xuất hiện hơi dễ cháy
  • Khu vực phun sơn
  • Khu bảo dưỡng máy bay và khu vực cấp nhiên liệu
  • Nhà máy điện khí mà quá trình vận hành bao gồm lưu trữ và quản lý khí đốt hóa lỏng hoặc khí tự nhiên

Class II

Vùng II nguy hiểm (Class II) theo NEC là khu vực hiện diện của bụi cháy. Việc bụi cháy lơ lửng trong không khí sẽ gây ra một vụ nổ mạnh. Vùng II điển hình bao gồm:

  • Băng chuyền
  • Nhà máy bột và thức ăn chăn nuôi
  • Nhà máy sản xuất sử dụng hoặc lưu trữ bột magnesium hoặc bột nhôm
  • Nhà máy nhựa, dược phẩm, pháo hoa
  • Nhà máy tinh bột hoặc bánh kẹo
  • Nhà máy gia vị, đường hoặc chế biến ca cao
  • Nhà máy tuyển than hoặc xử lý các bon

Class III

Vùng III nguy hiểm (Class III ) theo NEC là nơi xuất hiện sợi hoặc bụi dễ cháy. Nguyên nhân là do vật liệu không được lọc, xử lý, lưu trữ, chế biến kỹ lưỡng. Các sợi và bụi sẽ đọng lại xung quanh máy móc hoặc thiết bị chiếu sáng. Toả nhiệt ra và xuất hiện đám cháy. Vùng III điển hình bao gồm:

  • Nhà máy dệt, bông sợi
  • Nhà máy chế biến sợi bông, hạt lanh
  • Nhà máy chế biến gỗ, mùn cưa

Division 1, Division 2

Ngoài vùng nguy hiểm, nguy cơ xuất hiện chất nguy hiểm cũng được NEC tính toán đến. Chúng được xét đến ở 2 điều kiện là bình thường và bất thường.
Trong điều kiện bình thường, chất nguy hiểm thường có mặt trong hoạt động sản xuất hàng ngày. Hay trong quá trình sửa chữa và bảo trì định kỳ.

Tại điều kiện bất thường, chất độc hại sẽ xuất hiện khi thùng kín hoặc các hệ thống khép kín bị đổ vỡ. Hay từ một tác động, thao tác nào đó không đúng.
Mã cho hai tình trạng này rất đơn giản: Division 1- Bình thường và Division 2 – Bất bình thường. Class I, Class II và Class III có thể thuộc Division 1 hoặc Division 2.

Chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng IEC

IEC là ủy ban kỹ thuật điện quốc tế được thành lập năm 1906. IEC có vai trò thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện – điện tử.

IEC có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức quốc tế. Tất cả đều có tiêu chuẩn hóa và chuyên môn như ISO, ITU hay CENELEC. Chúng ta có thể nhắc đến sự thỏa thuận giữa IEC và ISO. Theo thoả thuận, phạm vi hoạt động của IEC bao gồm tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện – điện tử.

Bộ tiêu chuẩn về điện kỹ thuật theo IEC không dưới 6500 tiêu chuẩn về thiết kế, lắp đặt hệ thống điện.

ICE
IEC

Chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng IP

IP là tổ chức bảo vệ chống xâm nhập. Cấp bảo vệ chuẩn IP được quy định bởi uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế IEC. Đây là một cơ quan đánh giá sự phù hợp và tiêu chuẩn quốc tế uy tín hàng đầu thế giới. Sản phẩm được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng IP sẽ chống lại sự xâm nhập của bụi hoặc nước.

Chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng NEMA

NEMA là Hiệp hội các nhà sản xuất điện Mỹ. Đây là tổ chức cấp chứng nhận về tiêu chuẩn vỏ bọc, vỏ bảo vệ cho thiết bị điện tử. Chúng có tiêu chuẩn được đánh giá tương đương với IP.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin về các chứng nhận, chứng chỉ trên toàn cầu. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn bổ sung được lượng kiến thức cần thiết.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cấu trúc của hệ thống Scada Scada là gì? Tìm hiểu về hệ thống Scada

Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]

Xung là gì ? [+Xử lý] Nhiễu xung là gì? | Lọc nhiễu tín hiệu xung

Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]

atex là gì ? Tiếu chuẩn Phòng Nổ ATEX là gì | Tìm hiểu nhanh

Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]