Cảm biến radar là công nghệ phát hiện đối tượng thông qua nguyên lý phát đi và thu nhận sóng phản xạ về cảm biến. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về dòng cảm biến này nhé. Hãy xem chúng có đặc điểm gì nổi trội nào!
Cảm biến radar là gì
Radar là một cái tên nghe rất là sang. Khi nói đến radar, thì chắc chắn trong đầu của bạn sẽ nghĩ ngay đến các hệ thống radar trong quân sự, hay radar là mặc nhiên dùng trong quân sự.
Nhưng không, radar là một công nghệ, một dạng sóng điện từ nằm ở bước vi sóng (micro wave). Chúng được ứng dụng khá nhiều trong ngành hàng không vũ trụ, trong công nghiệp, trong dân dụng và tất nhiên là trong vũ khí quân sự rồi.
Vậy cảm biến radar là gì? Nhiệm vụ của chúng là gì trong công nghiệp nói chung?
Trước hết, bạn cần biết.
Cảm biến radar là một cảm biến ứng dụng sóng radar để phát hiện ra vật cản. Trong quá trình hoạt động, chúng liên tục phát ra những chùm sóng ở tần số vi sóng theo phương thẳng đi từ cảm biến ra xa cho đến khi đụng phải đối tượng.
Để hiểu rõ hơn nguyên lý cảm biến radar, xin mời các bạn xem tiếp nội dung bên dưới.
Nguyên lý cảm biến radar
Tiếp nối nội dung trên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu thử nguyên lý hoạt động của một cảm biến radar trong thực tế nó là như thế nào nhé. Các bạn thử để ý xem nó giống với cách hoạt động của một loại cảm biến quen thuộc nào chúng ta hay sử dụng nhé!
Cảm biến radar là một dạng cảm biến dựa trên nguyên lý phát sóng ở tần số sóng micro wave. Chúng ứng dụng việc phát sóng đi và thu sóng phản xạ về để phát hiện ra đối tượng.
Theo đó, nguyên lý hoạt động của chúng như sau: Khi được lắp đặt và cấp nguồn. Cảm biến hoạt động, chúng liên tục phát ra những chùm vi sóng từ mặt cảm biến đi theo phương thẳng ra xa cảm biến. Cho đến khi chùm sóng chạm phải đối tượng. Ngay lập tức chùm sóng phản xạ về đầu cảm biến. Trên cảm biến sẽ có một bộ thu. Có nhiệm vụ thu sóng này sau đó chuyển thành tín hiệu gửi đến bộ xử lý phân tích, tính toán khoảng cách đến đối tượng. Tiếp theo tín hiệu được gửi đến hệ thống thu thập dữ liệu, điều khiển.
Bạn nghe câu này thấy quá quen đúng không?
Vâng, nó giống như nguyên lý của cảm biến siêu âm.
Nhưng tốc độ thu phát sóng của cảm biến radar nhanh hơn gấp nhiều lần. Từ đó, độ chính xác cũng được nâng cao, cải thiệt rất nhiều. Và có thể nói, cảm biến radar chính là cảm biến có khả năng đo đạc chính xác nhất trong thời điểm hiện tại. Nhất là ứng dụng trong ngành đo mức.
Các loại cảm biến radar
Cảm biến radar phổ biến với các loại cảm biến phát hiện vật cản, cảm biến đo tốc độ phương tiện, cảm biến đo mức radar,… Cụ thể hơn, chúng ta sẽ lướt qua từng loại xem chúng như thế nào nhé!
Cảm biến radar phát hiện vật cản
Chúng hoạt động tương tự như là một cảm biến tiệm cận vậy. Thật vậy, người người khi tiếp xúc cứ nhầm tưởng các cảm biến radar phát hiện vật cản này là cảm biến tiệm cận.
Chúng được dùng trên các băng tải, các dây chuyền tự động hoá. Nơi mà cảm biến tiệm cận, cảm biến quang không sử dụng được hoặc cho ra kết quả sai. Thường những môi trường này là noi xuất hiện nhiều khói bụi,…
Cảm biến radar đo tốc độ phương tiện
Cảm biến radar dùng trong đo tốc độ phương tiện thì quá quen thuộc với cánh tài xế rồi. Chúng thường được gọi là các súng bắn tốc độ đấy.
Chúng có ưu điểm là phản hồi rất nhanh, và không ảnh hưởng bởi không khí, gió, bụi,…cho nên khi sóng bắn ra nhanh chóng đến xe bạn và phản hồi lại. Mạch xử lý sẽ tính toán ra khoảng cách và tốc độ của phương tiện đang lưu thông.
Cảm biến đo mức radar
Cảm biến đo mức dùng công nghệ radar có thể nói là một thành tựu trong ngành đo mức. Chúng xuất hiện làm lu mờ hết tất cả các anh hùng đo mức như cảm biến siêu âm, cảm biến điện dung, phao báo mức,…Đơn giản là vì chúng nắm trong tay một công nghệ cao cấp. Đủ khả năng làm mê hoặc người sử dụng chúng. Chúng phát hiện đối tượng với tốc độ nhanh hơn cả sóng siêu thanh. Cho ra một kết quả chính xác rất cao.
Chúng ta cùng tìm hiểu một đại diện tiêu biểu cho dòng này nhé!
Cảm biến đo mức radar GRLM 70-10
Cảm biến đo mức radar GRLM 70-10 của hãng Dinel được thiết kế dùng để đo các loại chất lỏng như nước, các loại dung dịch nước, nhũ tương, dầu diesel, cát, các loại chất rắn dạng hạt … với độ dài lớn nhất là 8m.
Ngõ ra của cảm biến đo mức radar GRLM 70-10 là loại tín hiệu 4-20mA tương ứng với dãy đo của cảm biến, tín hiệu ngõ ra có thể cài đặt được trên màn hình hiển thị của cam bien do muc radar GRLM 70-10 của hãng Dinel – Czech.
Cũng như các loại cảm biến đo mức Radar khác cảm biến đo mức radar GRLM 70-10 cũng có điểm chết tại cận trên và cận dưới của đầu dò cảm biến (Electrode). Đối với cảm biến đo mức Radar GRLM 70-10 thì điểm chết trên chính là M và điểm chết dưới chính là K.
Để biết thông tin chi tiết cảm biến radar GRLM 70-10 chúng ta cùng tìm hiểu thông số kỹ thuật của Dinel GRLM 70-10.
Thông số kỹ thuật của cảm biến đo mức Radar GRLM 70-10
Một số điểm đáng chú ý trên thông số kỹ thuật của dòng cảm biến đo mức radar này như:
– Nguồn cấp: 18 … 36Vdc
– Tín hiệu ngõ ra 4-20mA, HART
– Độ dài max 8m
– Sai số cho phép 1mm
– Điểm chết trên là 100mm và điểm chết dưới dưới là 110mm
– Thời gian đáp ứng: 1 … 99s, có thể điều chỉnh được
– Điện trở load: 10K ohm
– Tiêu chuẩn: IP67
– Hiển thị dạng Oled
– Màu hiển thị màu vàng
– Nhiệt độ làm việc môi trường bên ngoài: -30 … +70oC
– Nhiệt độ đo cao nhất lên tới 300oC tại vị trí kết nối
– Vật liệu đầu dò cảm biến 316 Ti
– Option: chống cháy nổ T1 – T5
Hướng dẫn cách lắp đặt cảm biến đo mức radar GRLM 70-10
Một số đặc điểm của cảm biến đo mức radar này mà các bạn cần lưu ý khi lắp đặt sử dụng như sau:
Đối với trường hợp sử dụng trong chất lỏng, thì chúng ta lưu ý cách lắp đặt của cảm biến đo mức Radar GRLM 70-10:
Khi lắp đặt trong các tank có vòi bơm chất lỏng từ trên xuống chúng ta phải lưu ý tránh vị trí bơm chất lỏng vào để cảm biến đo mức radar GRLM 70-10 chính xác nhất.
Một số khu vực có cánh khuấy thì chúng ta phải tuân thủ các tiêu chuẩn của nhà sản xuất để cảm biến không bị báo ảo khi cánh khuấy hoạt động.
Khi tank chứa có cánh khuấy thì khoảng cách gần nhất so với cảm biến là 100mm, khoảng cách đảm bảo là 300mm để cảm biến hoạt động chính xác – không báo lỗi.
Tín hiệu của cảm biến đo mức Radar GRLM 70-10 là tín hiệu Analog 4-20mA, nếu chúng ta muốn vừa hiển thị tại phòng điều khiển vừa muốn đưa về trung tâm PLC, DCS … thì chúng ta có thể dùng bộ chia tín hiệu 4-20mA.
Nếu có thắc mắc và cần tư vấn về cảm biến Radar GRLM 70-10 vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật tới tận nhà máy để khảo sát và tư vấn cho khách hàng.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]
Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]
Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]