Từ lớp 9, chắc hẳn các bạn đã không còn lạ lẫm với khái niệm công suất điện và đã được áp dụng qua rất nhiều bài toán. Thế nhưng không phải học sinh nào cũng hiểu được rõ và được xem trực tiếp những thí nghiệm về công suất. Công suất điện là một đại lượng vật lý được ứng dụng rộng rãi, việc tính toán được công suất tiêu thụ cũng là một điều cần làm đối với người tiêu dùng.

Và để hiểu rõ hơn về công suất tiêu thụ điện nói chung và công suất dòng điện 3 pha nói riêng, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất nhé!

Công suất điện là gì?

công suất điện là gì

Công suất là gì?

Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của sự vật. Hay nói theo một cách khác, công suất sẽ được xác định bằng công thực hiện trong 1 đơn vị thời gian.

Công suất được tính bằng công thức:

P = A/t

Trong đó:

  • P: Công suất (Được tính bằng đơn vị J/s hoặc W)
  • A: Công thực hiện (Được tính bằng đơn vị N.m hoặc J)
  • t: Thời gian thực hiện công (Được tính bằng đơn vị s)

Công suất điện là gì?

Công suất điện là tốc độ tiêu thụ điện năng. Công suất sẽ là thước đo để người sử dụng biết được chính xác lượng điện năng tiêu thụ của từng thiết bị điện, từ đó giúp người tiêu dùng biết rõ được số tiền đã chi tiêu trong 1 tháng.

Thông thường các thông số kỹ thuật điện sẽ được ghi trên các thiết bị điện để giúp người dùng cân đối, tính toán tốt hơn lượng tiêu thị điện trong nhà của gia đình mình.

Đơn vị đo

đơn vị đo công suất

Đơn vị đo công suất điện được sử dụng nhiều nhất là Watt (viết tắt là W), tên gọi này được lấy từ tên nhà khoa học James Watt – người phát minh ra ra máy hơi nước đầu tiên trên thế giới.

Ngoài đơn vị phổ biến là W thì chúng ta cũng có một số đơn vị đo nhỏ và lớn hơn như mW (miliwatt), MW (megawatt),…

Ngoài Watt ra, đơn vị đo công suất cũng được sử dụng phá rộng rãi chính là mã lực (HP)

– 1 HP = 0,746 kW tại Anh

– 1 HP = 0,736 kW tại Pháp

Mặt khác, trong việc truyền tải điện lưới, đơn vị đo công suất được sử dụng chính là KVA

1 KVA = 1000 VA

Phân loại công suất dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều có 3 loại công suất loại chính:

  • Công suất hiệu dụng (P)
  • Công suất phản kháng (Q)
  • Công suất toàn phần (S)

Hệ số công suất – Cos Phi

Hệ số công suất điện là tỷ lệ giữa công suất hiệu dụng tải và công suất biểu kiến trong mạch. Hệ số công suất được biểu hiện dưới dạng Cosφ, có giá trị từ -1 đến 1

Hệ số công suất phản ánh khả năng tiêu thụ điện hiệu quả của một đơn vị sử dụng điện. Công suất thường được áp dụng rộng rãi tại các khu công nghiệp, các nhà máy vì những địa điểm trên có rất nhiều máy móc tiêu hao rất nhiều công suất tiêu thụ.

Tính công suất điện 1 chiều

Công suất cho dòng điện 1 chiều là công suất tiêu thụ điện năng của một đoạn mạch và có trị số bằng điện năng đoạn mạch đó tiêu thụ được trong một đơn vị thời gian nhất định. Nói một cách dễ hiểu hơn thì công suất chính là tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó

Công suất dòng điện 1 chiều được tính theo công thức:

P = A.t = U.I

Trong đó:

  • P: Công suất 1 chiều (W)
  • U: Hiệu điện thế (V)
  • I: Cường độ dòng điện (A)
  • t: Thời gian (s)

Tính công suất điện 3 pha

99% các thiết bị điện công nghiệp hiện nay đều sử dụng dòng điện 3 pha, chính vì vậy, việc tính toán được công suất tiêu thụ điện 3 pha là một trong những điều mà người sử dụng điện cần lưu tâm, chú ý.

Trước hết, để tính được công suất điện 3 pha, người sử dụng cần nắm rõ được công thức tính công suất tiêu thị điện của từng thiết bị điện trong gia đình:

A= P.t

Trong đó:

  • A: Lượng tiêu thụ điện năng trong khoảng thời gian t (KW)
  • P: Công suất tiêu thụ (KW)
  • t: Thời gian sử dụng điện năng (h)

Ví dụ: Một thiết bị điện như quạt máy sử dụng dòng điện 3 pha có công suất 200KW hoạt động trong 2 giờ. Lúc này, công suất tiêu thụ sẽ được tính như sau:

A = 200KW x 2 = 400 (KW)

Các công thức tính công suất 3 pha

2.1. Công suất 1

Công thức:

P = (U1 x l1 + U2 x l2 + U3 x l3) x h

Trong đó:

  • U: Điện áp
  • I: Cường độ dòng điện
  • h: Thời gian (giờ)

Bên cạnh đó, để tính được công suất tiêu thụ của bóng đèn, ta sử dụng công thức sau đây:

P = U.I.h (KWh)

2.2. Công thức 2

công thức tính công suất điện năng

Công thức: P = U.I.cosφ

Trong đó:

  • U: Điện áp
  • I: Cường độ dòng điện hiệu dụng
  • cosφ: Hệ số công suất dòng điện

Ví dụ: Một motor điện sử dụng dòng điện 3 pha có điện áp 200V, cường độ dòng điện tiêu thụ là 5A. Hệ số công suất dòng điện là 0,05. Lúc này, công thức tính công suất điện 3 pha sẽ được tính như sau:

P = 200 x 5 x 0,05 = 50 (W)

Ý nghĩa của các con số dòng điện trên các thiết bị điện

Các thông số trên các thiết bị điện sẽ giúp người sử dụng nắm chắc được các thiết bị đó sẽ tiêu thụ lượng điện năng là bao nhiêu? Liệu các thiết bị bạn chọn có đang tiêu tốn nhiều điện năng hay đang tiết kiệm điện. Từ đó người sử dụng sẽ dễ dàng so sánh và đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất cho các thiết bị điện trong gia đình, giảm thiểu được điện năng, tiết kiệm chi phí sinh hoạt.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy để ý đến giá trị công suất được ghi trên mỗi thiết bị điện, đây chính là giá trị công suất tiêu thụ điện của từng thiết bị điện.

Để giúp cho người sử dụng dễ dàng trong việc lựa chọn, các cơ quan quản lý có thẩm quyền đưa ra quyết định bắt buộc các nhà sản xuất đồ điện phải dán nhãn mác nang lượng cho từng sản phẩm thiết bị điện của mình. Người tiêu dùng hãy chú ý, nhãn mác được đánh giá càng nhiều sao thì sản phẩm đó càng tiết kiệm điện và ngược lại.

Ví dụ về công suất tiêu thụ điện năng của một số thiết bị điện dân dụng phổ biến nhất hiện nay:

– Bóng đèn có công suất tiêu thụ điện năng là 18W

– Tủ lạnh có công suất tiêu thụ dao động từ 45W đến 60W

– Nồi cơm điện có công suất tiêu thụ điện năng từ 300W đến 500W

– Bình đun nước siêu tốc có công suất tiêu thụ điện năng là 450W

– Quạt điện có công suất tiêu thụ điện năng dao động từ 40W đến 120W

Có thể bạn quan tâm : ” máy biến áp là gì ” 

Mẹo tiết kiệm điện cho các thiết bị điện dân dụng

Ngày nay, việc tiết kiệm điện đã trở thành một việc làm được đặt lên hàng đầu đối với mỗi cá nhân, hộ gia đình, cơ quan tổ chức. Việc tiết kiệm điện sẽ giúp cho nền kinh tế quốc gia phát triển, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,…

Việc tiết kiệm điện sẽ phụ thuộc nhiều vào cấu tạo của từng thiết bị điện mà sẽ tiết kiệm được điện năng nhiều hay ít. Cụ thể, các mẹo giúp người sử dụng tiết kiệm điện năng như sau:

– Công suất tủ lạnh: Đối với tủ lạnh, bạn nên hạn chế mở tủ lạnh quá nhiều, nhất là ngăn đông của tủ lạnh, bởi khi mở ra, tủ sẽ mất nhiều điện năng hơn để làm mát lại. Với ngăn mát của tủ lạnh, bạn nên điều chỉnh về mức nhỏ nhất, để tủ lạnh làm lạnh ở mức độ từ từ, không quá đột ngột. Cách này sẽ giúp tủ lạnh của bạn tiết kiệm được điện năng mà những thực phẩm bên trong tủ sẽ tươi ngon và giữ được trong thời gian lâu hơn

– Công suất máy nước nóng: Máy nước nóng vào mùa đông được các hộ gia đình sử dụng rất nhiều nhưng ít người biết cách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng nhất. Khi sử dụng, bạn chỉ nên bật bình khi cần thiết, và nên để ở mức độ nước nóng trung bình, không nên để ở mức tối đa, vì như vậy máy sẽ tiêu tốn nhiều điện năng để làm nóng lại nước

– Công suất bóng đèn: Bóng đèn hiện nay được sử dụng nhiều nhất chính là bóng đèn LED với cấu tạo giảm thiểu điện năng tiêu thụ nhất có thể. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn vẫn cần lưu ý đến việc bật/tắt bóng đèn đúng lúc để giảm thiểu hơn nữa điện năng và tăng tuổi thọ cho bóng

 bóng đèn led giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ

– Công suất điều hòa: Điều hòa là thiết bị điện nếu không biết cách sử dụng sẽ làm tiêu tốn rất nhiều điện năng. Để sử dụng điều hòa hiệu quả, người sử dụng nên áp dụng những mẹo như đóng kín cửa, hạn chế tối đa việc mở cửa khi trong phòng đang bật điều hòa. Nhiệt độ điều hòa chỉ nên để ở mức vừa phải từ 24 đến 27 độ C và chọn chế độ lạnh Dry, không nên chọn chế độ Cool vì đây là chế độ tốn rất nhiều điện năng.

máy lạnh là một trong những thiết bị tiêu thụ điện năng nhiều nhất

Công suất nồi cơm điện : nồi cơm điện cao tần có công suất 1000-1400W, còn nồi cơm điện tử thông thường tiêu tốn điện từ 550-900W. So với nồi cơm hoạt động bằng mâm nhiệt thì nồi cơm điện cảm ứng từ sẽ được chín đồng đều hơn, cơm ăn cảm giác mềm xốp hơn.

 nồi cơm điện tốn khá nhiều điện năng

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn đọc thông tin đầy đủ nhất về công suất điện, cách tính công suất dòng điện 1 pha, 3 pha và mách nhỏ một số mẹo tiết kiệm điện. Các bạn hãy áp dụng để tiết kiệm chi tiêu và chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta nhé!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cấu trúc của hệ thống Scada Scada là gì? Tìm hiểu về hệ thống Scada

Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]

Xung là gì ? [+Xử lý] Nhiễu xung là gì? | Lọc nhiễu tín hiệu xung

Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]

atex là gì ? Tiếu chuẩn Phòng Nổ ATEX là gì | Tìm hiểu nhanh

Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]