Với phương pháp truyền thống, việc giám sát dung dịch trong bồn chứa khá khó khăn, mất nhiều thời gian. Thậm chí đối với những dung dịch độc hại sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe của người giám sát. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, hệ thống điều khiển và giám sát dung dịch trong bồn chứa từ xa được ra đời. Chúng giúp con người tránh khỏi những mối nguy hiểm, tiết kiệm thời gian và mang lại nhiều hiệu quả cao.

Phân loại bồn chứa dung dịch

Hiện nay bồn chứa dung dịch có rất nhiều loại khác nhau với mẫu mã đa dạng. Nhưng phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất là các loại dưới đây:

Bồn chứa nước

Bồn chứa nước
Bồn chứa nước

Bồn chứa nước là loại bồn dùng để chứa nước sinh hoạt, nước trong chăn nuôi, trồng trọt. Ngoài ra nó cũng được dùng để chứa các loại hóa chất. Để sản xuất ra bồn nước, người ta có thể dùng các loại vật liệu như polyethylene, thép không gỉ, xi măng… Tuy nhiên hiện nay loại thông dụng nhất là được làm bằng inox và bồn nhựa.Ngoài ra thì các sản phẩm bồn nước tự hủy cũng được ưa chuộng trong những năm gần đây.

Bồn chứa hóa chất

Bồn chứa hóa chất
Bồn chứa hóa chất

Bồn chứa hóa chất là loại bồn được thiết kế chuyên dụng để chứa các loại hóa chất như: axit, bazo, sút, javel, phèn, chlorine… Do đây là các loại hóa chất có tính độc hại nên bắt buộc phải sử dụng loại bồn chứa chuyên dụng để tránh gây ảnh hưởng tới môi trường cũng như sức khỏe con người. 

Bồn chứa xăng, dầu

Bồn chứa xăng, dầu
Bồn chứa xăng, dầu

Bồn chứa xăng, dầu là loại bồn được thiết kế với mục đích để chứa xăng dầu. Đối với loại bồn này phải đảm bảo được sản xuất đúng tiêu chuẩn, quy định và phải đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Bồn chứa chất thải

Bồn chứa chất thải
Bồn chứa chất thải

Bồn chứa chất thải là loại bồn dùng để chứa các chất được thải ra sau một quá trình nào đó. Đặc điểm của các loại chất thải thường là các hợp chất, có khả năng kết tủa, khả năng bám và có khả năng oxy hóa cao.

Một số vấn đề và cách giải quyết

  • Vấn đề 1: Động cơ bơm không hoạt động. Điều đó làm cho con người không thể bơm được chất lỏng đến bồn chứa.

Cách giải quyết: Cần lắp đặt thêm động cơ bơm dự phòng để thay thế.

  • Vấn đề 2: Do không biết được mức chất lỏng trong bồn chứa nên quá trình bơm chất lỏng có thể bị tràn ra ngoài hoặc chưa đủ một lượng nhất định.

Cách giải quyết: Lắp đặt hệ thống cảm biến báo mức chất lỏng. Cảm biến sẽ hiển thị mức chất lỏng lên màn hình. Điều đó giúp bạn dễ dàng giám sát được lượng dung dịch.

Một số vấn đề và cách giải quyết giám sát dung dịch từ xa
Một số vấn đề và cách giải quyết
  • Vấn đề 3: Động cơ bơm phải được bơm liên tục không ngừng. Nhưng nếu bơm liên tục thì dẫn đến tình trạng quá tải và làm giảm tuổi thọ của bơm

Cách giải quyết: Lắp đặt song song các động cơ bơm khác. Hoặc cũng có thể sử dụng các cơ chế điều khiển luân phiên.

Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề khác như: Công suất bơm không đạt yêu cầu, áp suất trong bình chứa quá cao mà không biết, rò rỉ bình chứa, ống dẫn…

Hệ thống điều khiển và giám sát dung dịch trong bồn chứa từ xa

Hệ thống điều khiển và giám sát dung dịch trong bồn chứa từ xa
Hệ thống điều khiển và giám sát dung dịch trong bồn chứa từ xa

Dưới đây là một số đặc điểm của hệ thống điều khiển và giám sát dung dịch trong bồn chứa từ xa:

  • Thiết bị đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng, hoạt động ổn định và có mức chi phí hợp lý.
  • Giao diện điều khiển và hiển thị: HMI, Webserver, PC, Laptop và Mobile.
  • Giám sát bồn chứa từ xa thông qua Internet mà không mất bất kỳ khoản chi phí nào.
  • Giao diện đồ họa 3D phong phú và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
  • Hệ thống được thiết kế hiện đại, có nhiều khung hiển thị khác nhau.
  • Phần mềm điều khiển, giám sát, quản lý tất cả được nằm trong một phần mềm, vô cùng thân thiện và dễ sử dụng.
  • Lập trình điều khiển thiết bị, thiết lập các cảnh báo, thông báo, lưu ý và xuất báo cáo theo dõi theo yêu cầu.
  • Xuất cảnh báo, dữ liệu qua Email và SMS.
  • Tùy chọn nâng cao: SCADA hoặc Cloud Server.

Trên đây là giải pháp điều khiển và giám sát dung dịch trong bồn chứa từ xa mà thietbikythuat muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng giải pháp này thực sự giúp ích cho bạn. Chúc bạn áp dụng hệ thống thành công và mang lại nhiều hiệu quả!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cấu trúc của hệ thống Scada Scada là gì? Tìm hiểu về hệ thống Scada

Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]

Xung là gì ? [+Xử lý] Nhiễu xung là gì? | Lọc nhiễu tín hiệu xung

Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]

atex là gì ? Tiếu chuẩn Phòng Nổ ATEX là gì | Tìm hiểu nhanh

Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]