Hiện nay tủ rack được sử dụng vô cùng phổ biến, chúng là một phần không thể thiếu trong các Datacenter. Vậy tủ Rack là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ Rack là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về tủ Rack là gì nhé!

Tủ Rack là gì?

Tủ rack hay còn được gọi với cái tên khác là tủ mạng, chúng hoàn toàn khác với những chiếc tủ bình thường sử dụng trong gia đình. Tủ rack là loại tủ chuyên dụng được sử dụng phổ biến trong việc bảo vệ, chứa máy chủ (Server) và các thiết bị mạng như: Switch, bộ định tuyến, nguồn điện, thiết bị lưu trữ, thiết bị chống sét, thiết bị tường lửa, dây cáp, hộp phối quang ODF… nhằm giảm thiểu đến mức độ thấp nhất các tác nhân hóa học, vật lý và sinh học từ môi trường bên ngoài.

Tủ Rack là gì?
Tủ Rack là gì?

Tủ rack thường được làm bằng thép và tôn. Một chiếc tủ rack được xem là tiêu chuẩn nếu chúng có kích thước khoảng 19 inch, có độ dày từ 1.2mm – 1.5mm. Ngoài ra chiếc tủ đó còn phải đảm bảo chất lượng, có độ chính xác cao. Đối với những loại tủ có kích thước mỏng hơn, từ 0,8mm – 1mm thì chất lượng không được đảm bảo bằng.

Một số loại tủ Rack được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay tủ Rack có 4 dòng chính được sử dụng phổ biến là:

Server Rack

Server Rack hay còn được gọi là tủ mạng dùng cho hệ thống chính trung tâm. Đặc điểm của loại tủ này là:

  • Chịu được tải trọng lớn.
  • Được ứng dụng nhiều tại các điểm đặt máy trung tâm như: Trạm trung tâm của nhà mạng, trung tâm điều khiển chính của công ty, doanh nghiệp…
  • Có chất lượng cao.
  • Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về độ thoáng, độ cao rộng và tính chắc khỏe.
Server Rack
Server Rack

Wallmount Rack

Wallmount Rack hay còn được gọi là tủ mạng treo tường. Đặc điểm của loại tủ này là:

  • Có thiết kế nhỏ gọn, có khung và lá thép bọc bên ngoài.
  • Có khe giúp thoáng khí và có cả quạt tản nhiệt.
  • Được sử dụng chủ yếu để chứa các thiết bị nhỏ như giám sát hay lĩnh vực viễn thông.
  • Có chiều cao tối đa lên đến 22U.

Wallmount Rack có 2 dạng thiết kế tiêu chuẩn là:

  • Dạng tủ 1 thân: Có chiều rộng 600mm, chiều sâu là 450mm hoặc 600mm.
  • Dạng tủ 2 thân: Có chiều rộng 600mm, chiều sâu là 550mm.

Open Rack

Open Rack hay còn được gọi là tủ mạng hở. Loại tủ này có chân đế với 4 trụ thẳng được bắt vít, giúp người sử dụng có thể dễ dàng di chuyển để thay đổi độ rộng.

Điểm hạn chế của loại tủ này là nơi ở của các loại côn trùng.

Open Rack
Open Rack

Outdoor Rack

Outdoor Rack hay còn được gọi là tủ mạng lắp đặt ngoài trời. Loại tủ rack này có khả năng chống chịu tốt trong mọi điều kiện thời tiết và có thể chống cháy nhẹ. Bởi kết cấu của loại tủ này được bọc tôn chắc chắn, kín các bề mặt.

Hiện nay Outdoor Rack được dùng phổ biến trong việc bảo vệ cho các hộp cáp mạng viễn thông, trong đó internet là chủ yếu.

Cách lựa chọn tủ Rack theo kích cỡ

  • Hiện nay tủ Rack có rất nhiều kích cỡ khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại tủ cho phù hợp.
  • Về chiều cao, tủ rack có thể đáp ứng các yêu cầu sử dụng từ 1U – 48U.

Tủ rack cỡ nhỏ (Từ 1U – 12U)

Tủ Rack cỡ nhỏ được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp nhỏ, các văn phòng công ty… và có thể dùng để treo tường.

Một số mẫu tủ Rack thích hợp treo tường là: 6U D400, 10U D500, 15U D600, 20U D800 hay 27U D1000…

Tủ rack cỡ vừa (Từ 18U đến 32U)

Tủ rack cỡ vừa được sử dụng phổ biến trong các thiết bị như máy chủ, thiết bị mạng viễn thông… tại các công ty, văn phòng vừa và nhỏ. Ưu điểm của tủ Rack cỡ vừa là:

  • Có thể di chuyển dễ dàng.
  • Cách thức lắp đặt dễ dàng và linh hoạt.
  • Độ an toàn cao.

Tủ rack cỡ lớn (Từ 42U – 48U)

Tủ Rack cỡ lớn được sử dụng phổ biến để chứa máy chủ và hệ thống mạng với quy mô lớn. Ngoài ra cũng có thể dùng để chứa thiết bị âm thanh chuyên nghiệp.

Tủ Rack cỡ lớn có độ sâu thấp nhất là D400 và độ sâu cao nhất là D1000.

Một số mẫu tủ Rack đứng phổ biến là: 36U D600, 36U D800, 36U D1000, 42U D600 hay 42U D800…

Những thông số của tủ Rack bạn cần biết

Những thông số của tủ Rack bạn cần biết
Những thông số của tủ Rack bạn cần biết

2 yếu tố quan trọng bạn cần xem xét khi mua tủ Rack là về chiều cao và độ sâu. Bạn phải lựa chọn chiều cao và độ sâu sao cho phù hợp để có kế hoạch bố trí, lắp đặt thuận tiện.

  • Chiều cao của tủ Rack: Đa phần người ta thường hay sử dụng loại tủ rack có chiều cao không quá 5U (tức là không quá 9 inch).
  • Độ rộng tủ: Thông thường, một chiếc tủ rack có kích thước đạt tiêu chuẩn thì phổ biến nhất vẫn là 19 inch (khoảng 600mm). Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu chỉ cần chứa số lượng thiết bị nhỏ gọn thì nên sử dụng loại có chiều rộng 10 inch. Trong trường hợp đối với server lớn thì bạn có thể chọn loại tủ có chiều rộng lên đến 21 inch.
  • Độ sâu tủ rack: Một số thông số về độ sâu tủ Rack bạn cần lưu ý như:
    • Đối với tủ rack treo tường thì độ sâu thông thường là 450mm, 550mm hay 600mm.
    • Đối với tủ rack đứng thì có độ sâu thông thường là 600mm, 800mm, 1000mm, 1200mm…

Lời kết!

Trên đây là toàn bộ thông tin về tủ Rack là gì, một số loại tủ Rack phổ biến hiện nay mà chuyendoitinhieu muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về tủ Rack là gì?



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cấu trúc của hệ thống Scada Scada là gì? Tìm hiểu về hệ thống Scada

Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]

Xung là gì ? [+Xử lý] Nhiễu xung là gì? | Lọc nhiễu tín hiệu xung

Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]

atex là gì ? Tiếu chuẩn Phòng Nổ ATEX là gì | Tìm hiểu nhanh

Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]