Việc sử dụng cảm biến áp suất 4-20mA mà không biết cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC – Biến Tần là thiếu sót của nhà cung cấp thiết bị cảm biến áp suất . Chính vì thế tôi sẽ hướng dẩn cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC hay Biến Tần hoặc các bộ điều khiển khác liên quan tới cảm biến áp suất 4-20mA .

cách đấu đây cảm biến áp suất suất 4-20mA
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA

Tôi sẽ lấy ví dụ cảm biến áp suất 4-20mA của hãng Georgin – Pháp đại diện cho tất cả các loại cảm biến phổ biến trên thị trường có ngõ ra tín hiệu 4-20mA – 2 dây . Với hình ảnh trên thì phần kết nối màu đen theo tiêu chuẩn ISO 4400 mà nhiều hãng đang sử dụng với 4 chân ( 4 pin ) .

Chúng ta thấy rằng cảm biến có 4 chân nhưng trên thực tế chúng ta chỉ sử dụng 2 chân là chân số 1 và chân số 2 . Hầu hết các cảm biến có mặt trên thị trường đều dùng chân số 1 và chân số 2 như một sự quy ước chung vậy , ngoại trừ một vài hãng có quy định riêng .

Hướng dẩn cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC – Biến Tần

Cảm biến áp suất 4-20mA có cách đấu dây hết sức đơn giản nếu như chúng tra hiểu được bản chất của dòng điện . Việc sử dụng 4 chân nhưng chỉ có 2 dây là tín hiệu đưa về đồng nghĩa là cảm biến không có nguồn nuôi gây bối rối cho nhiều người mới tiếp xúc với cảm biến áp suất có tín hiệu ngõ ra 4-20mA .

cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA Georgin SR1

Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC hoặc biến tần

Do cảm biến chỉ có hai dây tín hiệu đưa về PLC nên việc lắp trực tiếp vào PLC thường không thể thực hiện được trừ một số PLC có khả năng đọc được tín hiệu 4-20mA không nguồn ( passive ) . Chính vì thế chúng ta phải lắp nối tiếp nguồn 24Vdc giữa cảm biến & PLC để có nguồn nuôi cho cảm biến .

Nguồn cấp 24Vdc sẽ được đấu với nguồn Dương của cảm biến áp suất 4-20mA , điện áp sẽ truyền từ chân Dương của cảm biến sang Âm theo hình mũi tên về PLC hoặc biến tần . Còn chân Âm của PLCchân Âm của Nguồn 24Vdc sẽ được đấu với nhau để tạo thành một vòng kín .

Theo cách đấu này chúng ta vừa cấp nguồn nuôi cho cảm biến vừa truyền được tín hiệu 4-20mA dạng 2 dây về PLC hoặc biến tần mà vẫn đảm bảo được không suy giảm tín hiệu . Một số PLC và biến tần có khả năng đọc trực tiếp tín hiệu 4-20mA 2 dây từ cảm biến áp suất thì chúng ta chỉ mắc Chân Dương của cảm biến áp suất với chân Dương của PLC , chân Âm của cảm biến với chân Âm của PLC .

Tại sao PLC hoặc biến tần có khả năng đọc trực tiếp tín hiệu 4-20mA của cảm biến áp suất ?

Sở dĩ các PLC và biến tần đời mới có thể đọc được tín hiệu 4-20mA từ cảm biến áp suất là do Chân Dương của các thiết bị này có khả năng phát ra một nguồn áp nằm trong phạm vi nguồn cấp của cảm biến áp suất . Còn các PLC hoặc biến tần không có khả năng tự phát nguồn thỉ chúng ta đều phải đấu dây theo cách trên .

Hy vọng với hướng dẩn của tôi sẽ giúp ích cho mọi người đang tìm hiểu cũng như mới lắp đặt lần đầu . Nếu cần tư vấn kỹ hơn mọi người có thể Comment bên dưới để được hướng dẩn chi tiết .

Chúc mọi người thành công !

Kỹ Sư Cơ Điện Tử 

Nguyễn Minh Hoà

Mobi : 097879.55.66

Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cấu trúc của hệ thống Scada Scada là gì? Tìm hiểu về hệ thống Scada

Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]

Xung là gì ? [+Xử lý] Nhiễu xung là gì? | Lọc nhiễu tín hiệu xung

Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]

atex là gì ? Tiếu chuẩn Phòng Nổ ATEX là gì | Tìm hiểu nhanh

Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]