Hầu hết trong các công trình điện dân sinh đến công nghiệp đều cần sử dụng dây cáp điện. Chúng đóng vai trò quan trọng trong lưới điện của tòa nhà, bệnh viện, hệ thống văn phòng, nhà xưởng… Do đó, nhu cầu sử dụng và lắp đặt là vô cùng cao. Vậy bạn đã biết cách lắp dây cáp điện nổi và chìm hiệu quả nhất hiện nay chưa? Tìm ngay đáp án trong bài hướng dẫn này của chuyendoitinhieu nhé! 

Dây cáp điện được lắp đặt như thế nào?
Dây cáp điện được lắp đặt như thế nào?

Nguyên tắc lắp đặt dây cáp điện

Hiện nay, khi lắp đặt dây cáp điện có 2 cách đi dây điện, bao gồm đi đường dây nổi và chìm. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ chặt chẽ các quy tắc an toàn để đảm bảo hiệu quả sử dụng. 

Trong đó, việc đi dây cáp nổi thường giảm tính thẩm mỹ nhưng chi phí tiết kiệm hơn sử dụng cáp chìm. Bên cạnh đó, lắp đặt cáp chìm thường khó thực hiện hơn và cần nguồn nhân lực để thực hiện việc tạo đường ống chìm cho dây.

Dây cáp điện có nhiều loại khác nhau
Dây cáp điện có nhiều loại khác nhau

Cách đi dây điện cáp nổi

Các ưu điểm nổi bật

  • Khi có sự cố xảy ra, bạn dễ dàng thực hiện việc kiểm tra đường ống. Đặc biệt, nếu chẳng may bị chập điện, việc xử lý sự cố sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Kỹ sư điện có thể dễ dàng tháo lắp và xác định vị trí hỏng nhanh chóng.
  • Chi phí lắp đặt dây cáp điện nổi khá thấp.
  • Thiết kế đường dây dẫn linh hoạt, đơn giản và không phụ thuộc nhiều vào thiết kế của căn hộ, tòa nhà hay công xưởng. Bạn có thể lắp độc lập sau khi công trình được xây dựng hoàn thiện.

Đi đường dây cáp nổi cần lưu ý gì?

Để đảm bảo an toàn cho người dùng và tăng độ bền sử dụng của dây dẫn, bạn cần lưu ý đến một số chú ý. Chẳng hạn như, các không gian như nhà bếp, nhà tắm đảm bảo khoảng cách an toàn. Điều này giảm tình trạng chập điện và phát sinh tỉa lửa điện. 

Ngoài ra, khi lựa chọn dây cáp nổi, nên chọn các loại dây có vỏ bọc được làm từ chất liệu tốt. Chúng thường có khả năng chống cháy cao, chịu nhiệt tốt và sử dụng được thiết bị điện có công suất lớn. Thông thường, thiết bị có tải trọng càng lớn thì dây cáp điện càng cần được chú trọng hơn.

Dưới đây là một số lưu ý về khoảng cách an toàn khi lắp dây cáp điện nổi:

  • Lắp dây cách mặt đất tối thiểu khoảng 2.75m.
  • Khoảng cách đến mặt sàn, bàn và mặt bằng thường là 2.5m.
  • Khoảng cách đến ban công thường là 2.5m.
  • Khoảng cách đến cửa số thường là 0.5m.
  • Khoảng cách dưới ban công tối thiểu là 1m.
Đấu dây cáp điện chìm đảm bảo tính thẩm mỹ tốt hơn
Đấu dây cáp điện chìm đảm bảo tính thẩm mỹ tốt hơn

Cách đi dây cáp điện chìm

Tại sao cần đi dây cáp điện chìm?

Hiện nay, tỷ lệ khách hàng thực hiện việc đi dây cáp điện chìm khá nhiều. Lý do cho điều này thường đến từ những thuận tiện của hình thức đi dây cáp điện chìm mang lại như:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cao khi đường dân được đấu chìm trong bề mặt tường. 
  • Phù hợp với các công trình công cộng, tòa nhà lớn, khách sạn.
  • Đi dây cáp điện chìm giảm được tình trạng dây bị động vật phá hoại.
  • Giảm khả năng bị các hiện tượng điện không mong muốn như chập điện, cháy nổ thiết bị…
Lắp dây cáp điện cần thực hiện bởi đội ngũ chuyên nghiệp
Lắp dây cáp điện cần thực hiện bởi đội ngũ chuyên nghiệp

Một số hạn chế của dây cáp điện chìm

Bên cạnh nhiều ưu điểm tuyệt vời của hình thức lắp đặt này, đi dây cáp điện chìm cũng có một số hạn chế nhất định như:

  • Chi phí lắp đặt thường khá cao và cần nhiều công sức thực hiện hơn.
  • Cần thời gian để nghiên cứu, phân tích và tính toán nhằm thiết kế chính xác dduongf dây cáp điện.
  • Khi có sự cố phát sinh, việc xác định thường khó thực hiện do dây được đấu chìm trong bề mặt tường.

Những điểm cần lưu ý khi đi dây cáp điện chìm là gì?

Thực hiện lắp dây cáp điện chìm không phải là một việc dễ dàng. Bạn cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng ngay sau đây.

  • Các địa điểm có lớp vữa trát tường, trần nhà hay đóng đinh thì không được phép lắp đặt trực tiếp hệ thống dây cáp chìm. 
  • Thực hiện lắp dây cáp có vỏ bọc để đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.
  • Đối với tường chịu lực, khi bề sâu của rãnh chôn quá ⅓ bề dày thì không nên đặt dây.
  • Lắp đặt dây cáp điện xuyên tường cần phải có ống dây dẫn cách điện và cách nhiệt. Đặc biệt phải có khả năng chống cháy và tránh nước bị ứ động.

Hy vọng với những chia sẻ về cách lắp dây cáp điện sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tổng quát nhất. Ngoài ra hãy chú ý tuân thủ các lưu ý quan trọng để mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất nhé! 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xung là gì ? [+Xử lý] Nhiễu xung là gì? | Lọc nhiễu tín hiệu xung

Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]

atex là gì ? Tiếu chuẩn Phòng Nổ ATEX là gì | Tìm hiểu nhanh

Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]

Giao thức truyền thông modbus trong nghành công nghiệp Modbus là gì? | Tim hiểu chung về truyền thông Modbus công nghiệp

Modbus là gì ? Công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay của nước ta ngày càng phát triển. Đây là tiền đề cho sự cải tiến nâng cấp và chế tạo ra những thiết bị, máy móc thay thế cho con người. Trong đó lĩnh vực về truyền thông và tự động hoá luôn […]