Chống sét lan truyền nguồn 220V hiệu quả với chi phí thấp nhất là một vấn đề mà bất cứ ai khi lắp đặt & sử dụng các thiết bị chống sét lan truyền đều quan tâm tới . Việc chọn sai thiết bị chống sét , lắp đặt không đúng kỹ thuật , số lượng không phù hợp … không những lãng phí tiền mà còn không bảo vệ được thiết bị , không đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng .

chống sét lan truyền nguồn 220V
Chống sét lan truyền nguồn 220V

Thiết bị chống sét lan truyền nguồn hay còn gọi là thiết bị cắt sét lan truyền trên nguồn cấp .Khi sét đánh thẳng vào nguồn dây điện hay gần đó và lan truyền đến các thiết bị trên dây nguồn . Nếu trên nguồn cấp không có thiết bị chống sét lan truyền nguồn thì các thiết bị điện tử , điện, thiết bị đo , thiết bị điều khiển … sẽ bị nguy hiểm do sét gây ra dù có thiết bị chống sét trực tiếp .

Tại sao phải chống sét lan truyền nguồn 220V

Theo nguyên cứu thì có tới 70% các thiết bị bị hư hỏng do sét lan truyền gây ra. Mặc dù đã có thiết bị chống sét trực tiếp nhưng thiết bị vẫn hư hỏng bởi khi sét đánh ra thì trong bán kính 2km các thiết bi không bị đánh trúng vẫn có nguy cơ rất cao bị hư hỏng do sét lan truyền . Chúng ta đã hiểu sét lan truyền là gì rồi ?

khu vực chống sét lan truyền nguồn 220V

Có nên lắp chống sét nguồn cho tủ điều khiển hay không?

Việc có nên chọn thiết bị chống sét lan truyền nguồn hay không tuỳ thuộc vào khả năng tài chính cũng như mức độ thiệt hại của thiết bị; nếu như không có thiết bị chống sét bảo vệ. Nếu thiết bị có giá trị cao, thiệt hại lớn nếu bị hư hỏng do sét lan truyền; thì chúng ta phải cân nhắc việc sử dụng thiết bị chống sét lan truyền dù phải mất thêm một khoản chi phí.

Chọn thiết bị chống sét 

Với sự đa dạng hàng hoá tại Việt Nam để chọn được một nhà cung cấp chống sét uy tín; chất lượng; giá cả phù hợp đã là một vấn đề nan giải. Ngoài ra chúng ta còn phải hiểu các tiêu chuẩn quốc tế để chọn thiết bị chống sét cho phù hợp; (như IEC 61643) và các tiêu chuẩn quốc gia như EN 61643-11 /EU, NF EN 61643 /Pháp; UL/Mỹ, UNE /TBNha, TCVN 9385 /VN .v.v.  Các tiêu chuẩn chống sét sẽ được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong một bài chia sẻ khác.

Chọn thiệt bị chống sét như thế nào?

Có hai cách phân loại sét: phân loại theo vùng và phân loại theo kiểu / loại sét .

**** Dựa vào sự tác động của sét mà người ta chia thành các khu vực  .Trong đó (Lightning Protection Zones -LPZ) : LPZ 0A , LPZ0B , LPZ 1 , LPZ 2 ,LPZ 3 . Trong đó

– LPZ 0A: khu vực ngoài công trình chịu tác động trực tiếp từ sét

– LPZ 0B: khi vực bên ngoài công trình chịu tác động trực tiếp của trường điện từ

– Tại LPZ 1 : vùng không chịu trực tiếp từ sét , có che chắn bên ngoài nhưng chịu một phần sét và từ trường

– LPZ 2: vùng bên trong của nhà xưởng , khu vực điều khiển chịu tác động từ sét ít hơn so với LPZ1

– LPZ 3: vùng được che chắn nhiều lớp nhất , ít bị tác động bởi sét và từ trường nhất

Phân loại

**** Phân loại theo loại ( Type ) với tiêu chuẩn IEC 61643-22 hoặc IEC 62305-4 tương ứng; SPD Type I hay SPD Class I, SPD Type IISPD Class II, SPD Type IIISPD Class III 

– SPD Type 1: thiết bị lắp ở tử điện đầu tiên từ ngoài trời vào có cột thu lôi ở tại công trình. Thiết bị phải chịu sét trực tiếp với xung 10/350us có khả năng chịu được dòng lên tới 50kA; và dòng lan truyền 220kA .

– SPD type 2 ]: thiết bị được lắp ở tủ điện nơi ít có khả năng bị sét đánh trực tiếp, công trình không có thiết bị thu sét với khả năng chịu sét lan truyền 8/20us. Thiết bị được nối đất song song không phụ thuộc dòng tải với điện áp chịu được lên tới 1.4kV và dòng lan truyền 40 kA.

– Còn SPD type 3: khu vực thuộc các nhánh nhỏ nằm trong nhà xưởng. Thiết bị sẽ triệt tiêu các xung áp dạng sóng 8/20us và 1.2/50 us lan truyền tại cường độ thấp; mức điện áp còn lại rất thấp với cấp bảo vệ 1.5kV; khả năng cắt sét 20kA, max 40 kA Các thiết bị cần được bảo vệ khu vực này như; bộ chuyển đổi tín hiệu, bộ chia tín hiệu, thiết bị cách ly tín hiệu; thiết bị barrier zener…

bộ chống sét lan truyền nguồn 220V Seneca S400HV-2

Các yếu tố quyết định lựa chọn mua thiết bị chống sét lan truyền 

  • Đánh giá thiệt hại nếu không có chống sét lan truyền khi bị hư hỏng do sét
  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín
  • Phân loại khu vực cần lắp thiết bị thuộc type nào
  • Công trình có lắp đặt thu sét hay không
  • Các thiết bị bảo vệ được lắp đặt ở đâu
  • Chọn thiết bị chống sét lan truyền nguồn 220V cho từng khu vực
  • Chọn dòng cắt phù hợp cho từng khu vực cần lắp đặt
  • Giá thành của thiết bị cho toàn hệ thống
  • Xuất xứ của thiết bị chống sét
  • Thời gian bảo hành thiết bị

Lời kết:

Với các thông tin đầy đủ về thiết bị chống sét lan truyền nguồn chúng ta có thể tự lựa chọn các thiết bị chống sét theo tiêu chuẩn quốc tế . Việc lựa chọn thiết bị phù hợp cần phải tìm đúng nhà cung cấp uy tín và am hiểu sâu về lĩnh vực chống sét lan truyền . Cần tư vấn thêm về các loại chống sét lan truyền trong tủ điện hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn .

 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các bộ chuyển đổi cảm biến nhiệt độ PT100 sang 4-20mA

Bộ chuyển PT100 sang 4-20mA hay Bộ chuyển đổi nhiệt độ Pt100 sang 4-20mA , được dùng để chuyển đổi tín hiệu dạng điện trở của Pt100 sang tín hiệu điện dạng analog 4-20mA hoặc 0-10V.Ngoài chức năng chuyển đổi thì bộ chuyển đổi nhiệt độ sang analog 4-20mA hoặc 0-10V còn có chức năng […]

Xung là gì ? Cách chuyển đổi tín hiệu xung sang 4-20mA

Đối với anh anh nào làm kỹ thuật chắc hẳn đã từng đụng đến tín hiệu Xung. Tín hiệu này cực kì phổ biến khi điều khiển vị trí hoặ để xách định vị trí vật thể nào đó. Hôm này mình sẽ chia sẻ đến mọi người về tín hiệu xung cũng như cách […]

Bộ chia tín hiệu analog 4-20mA | Z170REG-1 [Seneca]

Bộ chia tín hiệu Z170REG-1 là một thiết bị vô cũng đa năng. Bộ này giúp chúng ta chia các tín hiệu từ 1 thiết bị cảm biến thành 2 đầu ra độc lập với nhau ( 1 input sang 2 output). Với mỗi tín hiệu đầu ra riêng biệt chúng ta có thể kết […]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *