Công đoạn ấp trứng luôn là khâu quan trọng nhất. Nếu như ấp trứng theo phương pháp truyền thống thì không những tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà tỉ lệ nở sẽ rất thấp. Chính vì thế giải pháp giám sát lò ấp trứng từ xa được ra đời giúp cho việc theo dõi và giám sát lò ấp được nhanh chóng và mang lại hiệu quả hơn. Theo dõi bài viết dưới đây để được chuyendoitinhieu bật mí về hệ thống điều khiển và giám sát lò ấp trứng từ xa nhé!

Các tham số ảnh hưởng tới việc ấp trứng

Các tham số ảnh hưởng tới việc ấp trứng
Các tham số ảnh hưởng tới việc ấp trứng

Dưới đây là bảng các tham số ảnh hưởng tới việc ấp trứng bạn có thể tham khảo:

Loại trứng Thời gian ấp Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Ngày ngừng đảo Độ ẩm 3 ngày cuối (%)
21 ngày 37.4 – 37.8 55-65 Ngày 18 60 – 70
Vịt 28 ngày 37.4 – 37.8 55-65 Ngày 25 60 – 70
Ngan 35-37 ngày 37.3 – 37.8 55-65 Ngày 31 60 – 70
Ngỗng 28-34 ngày 37.3 – 37.8 55-65 Ngày 25 60 – 70
Gà lôi 23-28 ngày 37.4 – 37.8 55-65 Ngày 21 60 – 70
Chim công 28-30 ngày 37.3 – 37.7 55-65 Ngày 25 60 – 70
Chim cút 17 ngày 37.3 – 37.5 55-65 Ngày 15 60 – 70
Bồ câu 37.4 – 37.8 55-65 60 – 70
Chim trĩ 22-23 ngày 37.2 – 37.5 45-60 Ngày 18 50 – 60

Một số lưu ý khi sử dụng lò ấp trứng tự động

Kiểm soát nhiệt độ lò ấp trứng

Nhiệt độ tốt nhất được khuyến cáo sử dụng trong các lò ấp trứng là rơi vào khoảng 37,60C cho 18 ngày đầu và 36,70C cho ngày thứ 19 đến 21 đối với gà. Ngoài ra mức nhiệt độ cũng còn phụ thuộc vào nhiều con giống, tuổi của đàn gà và những yếu tố khác. Bạn có thể tham khảo bảng bên trên để tìm được nhiệt độ thích hợp với con giống mà mình cần ấp.

Ngoài ra thì trứng cũng khá mẫn cảm ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thấp. Thực tế thì gà mái mẹ thường rời ổ nhiều lần trong ngày đầu để cho trứng giảm nhiệt. Để thuận tiện cho việc theo dõi nhiệt độ lò ấp bạn có thể sử dụng đồng hồ đo nhiệt. Đồng hồ nên gắn với hệ thống báo động để có thể phát hiện kịp thời khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hoặc xảy ra các sự cố.

Kiểm soát nhiệt độ lò ấp trứng
Kiểm soát nhiệt độ lò ấp trứng

Độ ẩm lò ấp trứng

Trong giai đoạn 10 ngày đầu tiên thì độ ẩm thích hợp cho máy ấp trứng gà nên ở mức 60-65% để giảm độ bay hơi nước trong trứng. Sau ngày thứ 10 thì độ ẩm ấp trứng gà lý tưởng là khoảng 68%.

Trong giai đoạn phôi đã phát triển thành con, độ ẩm khoảng 75-80% là phù hợp. Nếu độ ẩm trong máy thấp thì sẽ là nguyên nhân chính làm gà con chết trong trứng. Còn nếu độ ẩm cao sẽ khiến gà nở chậm, lông bết. Chính vì vậy trong quá trình ấp trứng bạn đừng bỏ qua việc kiểm tra độ ẩm của lò nhé!

Lưu ý: Không nên sử dụng thường xuyên các dụng cụ tạo ẩm. Bởi chúng sẽ tiêu tốn năng lượng và đôi khi không tạo được độ ẩm cho lò ấp.

Lò ấp trứng cần đảm bảo được độ thông thoáng

Quá trình thông gió giúp hút khí O2 và thải khí CO2. Phôi trứng khi phát triển sẽ cần một lượng O2 đều đặn và sẽ thải CO2 ra ngoài. Chính vì vậy đảm bảo được độ thông thoáng là điều vô cùng quan trọng.

Không khí đưa vào máy ấp trứng sẽ tùy thuộc vào lượng CO2 đo được trong máy. Vì vậy nên đo lượng CO2 thường kỳ để có thể xác định được mức O2 phù hợp. Bạn có thể tích hợp dụng cụ đo CO2 tự động để giúp việc xác định khí CO2 dễ dàng hơn.

Lưu ý: Dù đã đưa không khí vào máy thì cũng nên kiểm tra sự thông thoáng của lò thường xuyên.

Lò ấp trứng cần được lưu thông không khí

Các cánh quạt trong máy ấp trứng có chức năng lưu thông không khí. Việc lưu thông không khí giúp vận chuyển năng lượng đến với trứng và cung cấp khí O2, hút thoát khí CO2 và hơi ẩm ra bên ngoài. Vì thế một nguồn không khí cung cấp đều đặn đến từng quả trứng là một điều vô cùng quan trọng cần làm

Cánh quạt có chức năng chính là điều hòa nhiệt độ, độ ẩm, sự thông thoáng và lưu thông không khí. Nên cánh quạt cần được bảo trì cẩn thận và kiểm tra thường xuyên.

Nên đảo trứng tự động trong lò ấp trứng

Thông thường trứng phải được đảo thường xuyên ở một góc 90°. Điều đó có nghĩa là nghiêng 45° mỗi chiều. Nếu độ đảo nghiêng ở một góc 120° thì kết quả ấp nở sẽ tốt hơn.

Trứng nên đảo ít nhất trung bình từ 3-5 lần/ngày. Tuy nhiên trong thực tế để đảm bảo được kết quả ấp trứng tốt nhất thì trứng được đảo từng giờ trong suốt 18 ngày (1 giờ/lần).

Mục đích của việc đảo trứng là nhằm tránh cho phôi bị dính vào thành trứng. Ngoài ra cũng làm tăng sự chuyển hoá của lòng đỏ và lòng trắng trong phôi.

Hệ thống điều khiển và giám sát lò ấp trứng từ xa

Hệ thống điều khiển và giám sát lò ấp trứng từ xa
Hệ thống điều khiển và giám sát lò ấp trứng từ xa

Dưới đây là đặc điểm của hệ thống điều khiển và giám sát lò ấp trứng từ xa mà thietbikythuat muốn chia sẻ tới bạn đọc:

  • Hệ thống giám sát lò ấp trứng từ xa đạt chuẩn chất lượng.
  • Hệ thống hoạt động ổn định mọi lúc, mọi nơi, có chi phí hợp lý.
  • Giao diện điều khiển và hiển thị: HMI, Webserver, PC, Laptop và Mobile.
  • Giám sát lò ấp trứng từ xa thông qua Internet. Và đặc biệt bạn không phải mất chi phí hàng tháng, hàng năm.
  • Giao diện đồ họa 3D phong phú, hỗ trợ đa ngôn ngữ khác nhau.
  • Phần mềm điều khiển, giám sát và quản lý tất cả được thiết kế trong một phần mềm.
  • Hệ thống dễ dàng sử dụng và điều khiển.
  • Điều khiển thiết bị, thiết lập cảnh báo và xuất báo cáo theo dõi theo yêu cầu.
  • Xuất cảnh báo qua Email hoặc qua SMS.
  • Tùy chọn nâng cao khác của thiết bị: SCADA, Cloud Server.

Lời kết!

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống điều khiển và giám sát lò ấp trứng từ xa mà chuyendoitinhieu muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về hệ thống giám sát lò ấp trứng từ xa.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cấu trúc của hệ thống Scada Scada là gì? Tìm hiểu về hệ thống Scada

Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]

Xung là gì ? [+Xử lý] Nhiễu xung là gì? | Lọc nhiễu tín hiệu xung

Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]

atex là gì ? Tiếu chuẩn Phòng Nổ ATEX là gì | Tìm hiểu nhanh

Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]