HMI là gì? Đây là một khái niệm khá phổ biến trong ngành kỹ thuật. Tuy nhiên chúng có thể hơi xa lạ với một số người. HMI được biết đến với 2 dòng chính là hiện đại và truyền thống. Bài viết này sẽ bật mí chi tiết để các bạn hiểu hơn về khía cạnh này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Dòng HMI truyền thống
Nhắc đến HMI truyền thống, chúng ta nghĩ đến các thiết bị nhập liệu thông tin. Chúng bao gồm công tắc chuyển mạch và nút bấm. Ngoài ra, còn có các thiết bị xuất thông tin như đèn báo, còi và hệ thống đồng hồ đo điện.
Dòng HMI truyền thống có nhiều nhược điểm có thể kể đến như:
- Thông tin thiếu tính chính xác và thường không đầy đủ dữ liệu.
- Khả năng lưu trữ thông tin còn gặp nhiều hạn chế.
- Độ tin cậy và khả năng ổn định thông tin còn gặp nhiều hạn chế.
- Đặc biệt, HMI truyền thống khó có thể đảm bảo tốt các nhu cầu sử dụng khác nhau của khách hàng.
Dòng HMI hiện đại
So với HMI truyền thống, dòng sản phẩm này đã có cải thiện khá nhiều tính năng. Hiện nay, chúng được chia ra thành 3 loại chính là:
- HMI trên nền tảng PC
- HMI trên nền tảng windows hay MAC.
- HMI trên nền tảng nhúng bao gồm: HMI chuyên dụng và HMI windows CE 6.0.
HMI hiện đại gồm nhiều ưu điểm nổi bật đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng như:
- Khả năng cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cao.
- Khả năng mềm dẻo, dễ thay đổi và đặc biệt giúp bổ sung thông tin cần thiết nhanh và kịp thời nhất.
- Sản phẩm có tính đơn giản cao, đặc biệt dễ mở rộng và dễ sửa chữa.
- Chúng có khả năng kết nối nhanh, mạnh và kết nối được với nhiều loại thiết bị khác nhau.
- Sản phẩm có thể lưu trữ thông tin cao và hiệu quả.
Khái niệm HMI là gì?
HMI là tổ hợp 3 chữ cái viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Machine Interface”. Bạn có thể tạm dịch chúng là “giao diện người & máy”. Sản phẩm này có khả năng hiển thị và điều khiển nhằm đáp ứng tốt nhất mục đích vận hành. Giúp tăng hiệu quả sử dụng cũng như kiểm soát thiết bị một cách tốt hơn.
HMI gồm những loại sản phẩm nào?
Có nhiều căn cứ để bạn phân loại HMI, dưới đây là một số căn cứ để khách hàng tham khảo:
Phân theo kiểu màn hình hiển thị:
- HMI loại màn hình cảm ứng HMI
- HMI loại không phải cảm ứng (như TFT, LCD…)
Phân loại HMI theo kích thước sản phẩm:
- HMI loại 3.5 inch.
- HMI loại 4 inch.
- HMI loại 10 inch.
- HMI loại 12 inch.
Phân loại theo cổng sử dụng:
- HMI loại cổng USB.
- HMI loại cổng RS232
- HMI cổng Ethernet.
- HMI cổng CANbus.
Phân loại dựa vào giao thức truyền thông:
- HMI loại MODBUS.
- HMI loại MQTT.
- HMI loại CANopon.
Đặc điểm cấu tạo HMI hiện nay
HMI được cấu tạo từ 3 thành phần chính, mỗi thành phần đảm nhiệm một chức năng riêng để đảm bảo sản phẩm vận hành một cách tốt nhất:
- Phần cứng của HMI
Chúng gồm màn hình, hệ thống chíp gắn, nút nhấn và các thẻ nhớ đi kèm.
- Phần mềm của HMI
Phần mềm giúp viết chương trình, thiết lập cấu hình phần cứng và thiết lập truyền thông cũng như giao diện HMI.
Bộ phận truyền thông sản phẩm, chúng gồm cổng kết nối, giao thức truyền thông đi kèm như USB, Ethernet, CANbus cùng hệ thống các tính năng nâng cao…
Ứng dụng HMI là gì?
HMI được sử dụng khá rộng rãi từ các hoạt động chế tạo máy móc đến sản xuất, nâng cấp các dây chuyền công nghệ. Bên cạnh đó, chúng giúp điều khiển tự động hóa các thiết bị khác như tòa nhà, hệ thống quản lý, giám sát cùng ứng dụng hoạt động nhà thông minh.
Quy trình ứng dụng HMI là gì?
Để ứng dụng được HMI bạn cần trải qua 2 giai đoạn chính. Đó là lựa chọn chính xác HMI và xây dựng dòng sản phẩm chuyên nghiệp nhất.
Bước 1: Lựa chọn HMI
Các căn cứ để bạn có thể chọn lựa chính xác dòng sản phẩm HMI gồm có:
- Xác định chính xác kích thước màn hình: Căn cứ vào mật độ hiển thị, thông số, đồ thị và đồ họa trên một trang HMI cụ thể.
- Hệ thống bàn phím: Sản phẩm có cần phím vật lý hay không. Điều này dựa trên nhu cầu điều khiển và môi trường bạn sử dụng thiết bị đó.
- Lựa chọn chính xác cổng kết nối: Bạn cần căn cứ vào nhu cầu kết nối với các thiết bị khác như hệ thống máy in, đầu đọc mã thông tin sản phẩm…
Bước 2: Xây dựng HMI như thế nào?
Đối với cầu hình phần cứng, bạn cần kết nối HMI với các thiết bị có chức năng điều khiển khác như PLC.
Tiếp đến, hãy đảm bảo thiết kế giao diện đồ họa phù hợp và thực hiện viết chương trình sản phẩm. Tiếp tục, mô phỏng và chạy thử cũng như sửa lỗi… Sau đó, bạn lắp đặt HMI cũng như hệ thống xác thực và vận hành sản phẩm.
Lời kết!
Bài viết này đã giúp khách hàng hiểu HMI là gì cùng các tính năng, chức năng và các phân loại HMI phổ biến hiện nay. Nếu bạn còn thắc mắc nào chưa được giải đáp hãy liên lạc ngay đến chúng tôi để được kịp thời tư vấn và giải đáp nhanh nhất nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]
Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]
Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]