Trong vòng vài thập kỷ tới, khoảng 56% số công nhân làm công ăn lương ở Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có thể bị thay thế bởi các công nghệ hiện đại và tự động, ví dụ như máy in 3D.

Không phải chuyện xa vời

Đó là kết luận do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra vào tháng 7 năm ngoái sau một loạt nghiên cứu. Nối tiếp cảnh báo này, cuối năm 2016, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam nhấn mạnh khoảng 80% người lao động tay nghề thấp ở nước ta sẽ mất việc vào tay robot, trong đó 2 ngành đối diện nguy cơ lớn nhất là may mặc và điện tử.

Dĩ nhiên, tình trạng mất việc hàng loạt không xảy ra một sớm một chiều song xu hướng “robot hóa” thực chất đang diễn ra. Có đến 9 triệu công việc thuộc khối ngành nghề dệt, may mặc và sản xuất giày ở khắp các nước Đông Nam Á. Theo báo cáo của ILO, nhiều khả năng 64% công nhân dệt may, giày ở Indonesia sẽ mất việc vào tay các dây chuyền sản xuất tự động – còn gọi là “sewbot” (tạm dịch: robot may mặc). Con số này ở Việt Nam và Campuchia cao hơn nhiều, dự báo lần lượt là 86% và 88%.

Robot chiếm việc làm của người lao động trong tương lai trong ngành dệt mai

Theo trang Quartz, hầu hết công đoạn trong quy trình may mặc đã được tự động hóa, từ chọn nút đến cắt vải. Một số máy móc chuyên biệt còn có thể khâu túi. Dù chưa có một robot thương mại nào đủ khả năng xâu chuỗi tất cả các khâu với đủ loại vải vóc, kim chỉ… để làm ra một cái áo hay cái quần hoàn chỉnh nhưng với đà tiến công nghệ hiện nay, không gì là không thể.

Ở Việt Nam, báo cáo của ILO nêu trường hợp một công ty may đầu tư máy cắt tự động vào năm 2015, sau đó cho nghỉ việc 15 công nhân tương ứng 1 máy. Trong vòng 18 tháng, công ty chứng minh chi phí được tiết kiệm và không cần tuyển mới công nhân bởi chỉ cần 1 người đã điều khiển được 3-4 máy.

Các dây chuyền sản xuất tự động sẽ là tương lai của ngành may mặc thế giới? Ảnh: BOSS MAGAZINE

Nguy hay cơ?

Dù tạo ra nhiều việc làm nhưng năng suất trong ngành dệt may Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á khác – chỉ bằng 20% của Thái Lan và tương đương của Campuchia. Mức độ áp dụng công nghệ cũng xếp sau.

Ông Jae-hee Chang, đồng tác giả báo cáo của ILO, cho hay các công ty đều muốn áp dụng công nghệ tự động để tăng sức cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm. Nhưng muốn vậy đòi hỏi phải có đầu tư lớn về công nghệ và đào tạo mạnh về công nhân. Đây là 2 rào cản chưa dễ vượt qua lúc này để các sewbot “đổ bộ” các nhà máy ở châu Á, theo báo The Guardian (Anh).

Ngược lại, lắp đặt các dây chuyền tự động ở châu Âu và Mỹ là chuyện không quá khó khăn. Bắt đầu từ năm 2017 này, xí nghiệp mang tên “Speedfactory” đặt tại Đức của Công ty Adidas sẽ sử dụng robot để sản xuất giày. Với 2 dây chuyền robot, Speedfactory chỉ cần 160 nhân viên. Adidas nói Speedfactory chỉ xuất xưởng 500.000 đôi giày/năm – quá khiêm tốn so với tổng sản lượng 301 triệu đôi giày trên toàn cầu của hãng vào năm 2015 – và phần lớn sản phẩm của hãng vẫn ra lò từ các dây chuyền hiện hữu. Dù khởi động từ tốn song Adidas không giấu giếm việc mở thêm nhà máy tương tự ở Mỹ và gọi chiến lược này là “thay đổi cuộc chơi”.

Thực tế trên gây áp lực ngược lại các nước ASEAN cũng như cho thấy vai trò của robot trong hoạt động sản xuất là không thể đảo ngược. Theo ông Jae-hee Chang, có thể tránh được kịch bản mất việc hàng loạt nếu các xí nghiệp may ASEAN kịp thay đổi, chuyển từ mô hình sản xuất “định hướng xuất khẩu” sang phục vụ tầng lớp trung lưu ngay trong khu vực. “Họ cũng có thể giảm nguy cơ thất nghiệp tràn lan bằng cách sản xuất các mặt hàng chất lượng cao mà các dây chuyền tự động khó thực hiện” – ông Chang phân tích. Ở tầm vĩ mô hơn, các chính phủ liên quan cần có chiến lược đào tạo công nhân để đáp ứng các công việc mang tính công nghệ cao, theo Quartz. Nếu tiếp tục lấy nhân công giá rẻ làm lợi thế cạnh tranh, ILO cho rằng sớm muộn gì cũng bị tụt hậu trong nền kinh tế thế giới.

Theo báo lao động

Cám ơn các bạn đã chú ý bài báo, để biết cần tư vấn về thiết bị tự động hóa như bộ chia tín hiệu 4-20ma, bộ chuyển đổi pt100, đồng hồ áp suất, cảm biến áp suất, cảm biến báo mức, bộ cách ly 4-20ma,… các bạn vui lòng liên hệ Dung theo thông tin trên web. Xin cám ơn

Sales Enginner: 

(Ms) Trần Thị Phương Dung

Mobi : 0937.27.65.66

Mail : dung.tran@huphaco.vn



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cấu trúc của hệ thống Scada Scada là gì? Tìm hiểu về hệ thống Scada

Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]

Xung là gì ? [+Xử lý] Nhiễu xung là gì? | Lọc nhiễu tín hiệu xung

Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]

ORP là gì? Chỉ số này có ý nghĩa như thế nào ? (Hiểu nhanh) ORP là gì ? | Chỉ số ORP trong nước thải là gì ?

ORP là gì ? Chỉ số Oxy hoá – Khử là gì ? Nước là một thành phần quan trong đối với con người trong cuộc sống hàng ngày. Chúng có mặt ở hầu hết mọi nơi trên trái đất. Nước không chỉ giúp ta sinh tồn được mà chúng còn giup ích khá nhiều […]