Là một kỹ thuật viên chắc em anh không còn xa lạ gì với bộ Loadcell. Nếu anh em nào biết rồi thì có thể đọc tham khảo thêm còn nếu anh em nào chưa biết thì hôm nay mình sẽ giới thiệu về chúng nhé!
Có nhiều bạn thắc mắc rằng Cảm biến loadcell là gì? Loadcell là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loadcell? có bao nhiêu loại loadcell?
Trên thực tế trong công nghiệp sản xuất hay trong đời sống hàng ngày bạn có thể gặp rất nhiều những loại thết bị sử dụng loadcell đó ạ. Minh có thể lấy ví dụ ngay đó là ở trong các loại cân điện tử, hay trong những nhà máy xí nghiệp sản xuất than đá, nghiền bột, cám, …
Khi truyền tải tín hiệu loadcell đi xa không thể tránh được đó chính là nhiễu tín hiệu loadcell. Vậy khắc phục nhiễu tín hiệu của loadcell bằng cách nào? Bộ chống nhiễu tín hiệu loadcell?
Loadcell là gì ?
Loadcell hay còn gọi với nhiều cái tên khác như đầu dò tải trọng, đầu dò lực, cảm biến lực, cảm biến momen, Strain gage … Đây là một thiết bị giúp chúng ta chuyển đổi tín hiệu lực sang tín hiệu dạng tín hiệu điện.
Strain gage là gì ?
Là dạng cấu trúc có thể đàn hồi khi chịu một tác động lực nào đó chúng sẽ đàn hồi. Lực đàn hồi này sẽ có tỷ lệ tuyến tính với tín hiệu điện tạo ra của sự niến dạng này.
Tại sao lại sử dụng loadcell thay vì dùng loại đồng hồ cơ ?
Như các bạn có thể thấy thì các loại thiết bị đo lực bằng cơ chủ yếu sử dụng nghiên lý lực đàn hồi của lò xo. Khi cần đo một lực liên tục và cần đọ chính xác cao thì các loại đồng hồ cơ này không thể nào đáp ứng được vì sai số của chúng khá cao. Nên người ta sẽ thay thế loại cơ này bằng loại loadcell.
Vậy loadcell có gì đặc biệt ? Chúng hoạt động ra sao? Chúng ta cùng tím hiểu tiếp nhé.
Tín hiệu loadcell là gì ?
Tín hiệu của loadcell được chia làm 2 dạng đó là tín hiệu số và tín hiệu tương tự
Loadcell tín hiệu số là gì ? (digital loadcell)
Là loại cảm biến chuyển đổi lực thành dạng điện áp hoặc dòng điện, tín hiệu rất nhỏ được tính bằng đơn vị mV, mA.
Loại này cho phép kết nối với đầu hiển thị cân của các hãng khác nhau. Do vậy một hệ thống cân điện tử có thể sử dụng kết hợp loadcell analog của hãng này và đầu hiển thị cân của hãng khác.
Loadcell tín hiệu tương tự là gì? (analog loadcell)
Là loại cảm biến dựa trên nền tảng cảm biến Analog, nhưng được cấy ghép thêm vi mạch chuyển đổi A/D cho giao thức truyền tín hiệu dạng số chuẩn RS422 hoặc RS485.
So sánh ưu nhược điểm của Loadcell digital và Loadcell analog
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Loadcell Analog |
|
|
Loadcell Digital |
|
|
Loadcell dùng để làm gì ?
Có thể hiểu đơn giản nhất rằng loadcell là một loại cân điện tử chuyên dùng để đo trọng lượng trong nhà máy xí nghiệp sản xuất. Nó là một loại cảm biến trọng lượng có chức năng biến đổi trọng lượng (như kg, tấn, tạ, yến, mg,….) thành dạng tín hiệu điện (dạng mV/V). Về công dụng, cảm biến loadcell chuyên dùng để đo trọng lượng trong nhà máy như đo khối lượng sản phẩm trên băng tải, giám sát khối lượng silo chứa nguyên liệu, kiểm tra trọng lượng của sản phẩm sau khi sản xuất.
Mình lấy ví dụ như một dây chuyền hệ thống phân loại sản phẩm theo khối lượng. Khối lượng sản phẩm đạt 10kg thì đóng gói vô thùng A, 5Kg thì đóng gói vô thùng B, 3kg thì đóng gói vô thùng C. Còn nhưng loại khác không đạt khối lượng sẽ bị loại bỏ.
Cách sử dụng loadcell
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại loadcell khác nhau. ứng với từng loại chúng ta có ứng dụng khác nhau. Nhưng chung quy lại chúng dùng để đỏ lực vào chuyển tín hiệu về bộ xử lý trung tâm.
Ở đây mình đã sưu tầm và tham khảo được một số các thông dụng về Loadcell
Kết nối loadcell với PLC
Ứng dụng kết nối Loadcell với PLC là một trong những ứng dụng được dùng nhiều nhất trong kỹ thuật. Đặc biệt là trong hệ thống tự động hoá.
Tín hiệu đầu ra của loadcell là dạng tín hiệu mV/V. Thông thường các loại PLC rất it loại có đầu vào mV/V mà chủ yếu là dạng 0-10V hoặc 4-20mA. Vậy nên không thể nào kết nối trực tiếp được với Loacell. Giải pháp được mợi người sủ dụng nhiều nhất và tiêt kiệm nhất ở đây đó là sử dụng 1 bộ chuyển đổi tín hiệu giữa loadcell sang 4-20mA hoặc 0-10V.
Kết nối loadcell với HMI
Cũng tương tự như kết nối với PLC ở trên thì các loại loadcell cùng không thể kết nối trực tiếp được với màn hình HMI. Mà chúng thường thông qua bộ chuyển đổi trung gian Z-SG.
Ứng dụng kết nối loadcell với HMI được sử dụng khá phổ biến như trong các trạm cân xe, trạm cân máy móc, …
Khi truyền tải tín hiệu Loadcell đi xa thì mọi người vấn đề chúng đó chính là nhiễu tín hiệu. Điều này không thể nào tránh khỏi khi để gần loadcell với biến tần hoặc những động cơ lớn. Để giải quyết việc này thì các thiệt bị loadcell của bạn cần phải trang bị hệ thống cách ly chống nhiễu tín hiệu Z-SG.
Bộ chống nhiễu tín hiệu loadcell 4 dây Z-SG
Loadcell loại 4 dây này thường it khi sử dụng bởi chúng có sai số khá cao. Phù hợp để làm làm mô hình hay những đồ án tốt nghiệp của sinh viên. Để chống nhiễu cho loại loadcell 4 đây ta cần phải khuếch đạ tín hiệu của loadcell này lên thông qua bộ chuyển đổi Z-SG.
Bộ chống nhiễu tín hiệu loadcell 6 dây Z-SG
Loại này thì được sử dụng rất nhiều. Bởi vì chúng chống nhiễu tốt hơn Nhưng khi đặt cạnh biến tần thì chúng vẫn có thể nhiễu. để giải quyết vến đền trên thì cần phải sử dụng bộ cách ly chống nhiễu Z-SG.
Bộ chống nhiễu tín hiệu loadcell chữ Z
Đây là loại loadcell được ứng dụng trong hệ thống cân định lượng, trạm trộn bê tông và các loại cân kết hợp điện và cơ khí. Thiết kế phù hợp với nhiều công trình, dự án và các loại cân thông dụng khác như cân điện tử treo, cân phễu, cân trạm trộn, cân băng tải… và các hệ thống cân công nghiệp khác. Môi trường làm việc của loại loadcell chữ Z này thường gần những mấy công nghiệp lớn, biến tần hoặc động cơ nên khi làm việc khả năng nhiễu rất cao.
Bộ chống nhiễu tín hiệu thanh loadcell
Đây là dạng phổ biến nhất hiện nay thường dùng cảm ứng các lực lớn tĩnh và biến thiên chậm. Chúng ứng dụng hầu hết ở các loại như cân điện tử. việc lọc nhiễu cho chúng khá đơn gian khi bạn có bộ Z-SG.
Mua bộ chống nhiễu loadcell Z-SG ở đâu ?
Giá bộ chuyển đổi loadcell Z-SG phụ thuộc rất nhiều vào xuất xứ của thiết bị, giá rẻ nhất chỉ có hàng Trung Quốc ( China ) hoặc Đài Loan ( Taiwan ) hay các board mạch tự chế trong nước cũng đáp ứng được việc chuyển đổi tín hiệu mv/V.
Nếu như cần một bộ chuyển đổi loadcell hoạt động chính xác, ổn định, đáp ứng nhanh cũng như có nguồn gốc EU-G7, bộ chuyển đổi loadcell Z-SG SENECA làm một lựa chọn đáng để tham khảo. Liên hệ cho Trọng nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về bộ chuyển đổi tín hiệu nhé!
Thông tin liên hệ
Sale manager
Mr Lê Văn Trọng
Mobi: 0975 115 329 (zalo)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trong môi trường kỹ thuật của công nghiệp. Tín hiệu xung được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến. Chắc hản anh anh nào làm về kỹ thuật cũng đều nghe qua rồi phải không ạ? Chúng là một trong những phương thức tín hiệu giao tiếp của cảm biến với PLC hoặc bộ […]
Biến dòng modbus là gì ? Biến dòng AC/ DC sang modbus RS485. Đây là những câu hỏi mình thường xuyên nhận được khi tư vấn giải pháp và cung cấp thiết bị cho anh em kỹ thuật. Các anh em thường gặp kho khăn khi tìm kiếm thông tin về những thiết bị mới […]
Biến dòng là gì ? Ngày nay, việc sử dụng các thiết bị ở điện áp phù hợp là một vấn đề mà người dùng cần lưu ý. Máy biến dòng ra đời nhằm thay đổi cường độ dòng điện theo mong muốn. Các bạn thường gặp khó khăn khi tìm kiếm dữ liệu về […]