Cảm biến đo nhiệt độ Pt100 thường được gọi ngắn gọn là cảm biến Pt100. Đây có thể được xem là dòng cảm biến phổ biến nhất trên thị trường.
Nguyên nhân là vì chúng khá dễ chế tạo, cho nên những loại có giá rẻ rất phổ biến trên thị trường. Nhưng với câu tiền nào của đó. Thì các bạn hiểu về giá trị sử dụng của chúng là như thế nào rồi.
Bài viết này, mình sẽ không đề cập đến những loại giá rẻ đó, mà chỉ nói về những dòng chuyên dùng trong môi trường công nghiệp. Đạt tiêu chuẩn cao, có độ chính xác cao.
Cảm biến đo nhiệt độ Pt100
Cảm biến Pt100 là loại nhiệt kế điện trở bạch kim phổ biến nhất. Thường thì nhiệt kế điện trở được gọi là cảm biến đo nhiệt độ Pt100, mặc dù trên thực tế chúng có thể không phải là loại Pt100. Trong đó, Pt ám chỉ rằng cảm biến được làm từ Bạch kim (Platium). Và 100 đề cập đến cảm biến ở 0°C có điện trở 100Ω.
Cảm biến này sử dụng điện trở để đo nhiệt độ, có tên thông dụng là RTD (viết tắt của Resistance Temperature Detector), Pt100 hoặc Pt1000.
Cảm biến Pt100 được dùng để đo nhiệt độ trong hầu hết các ứng dụng đo lường về nhiệt độ.
Chúng được thiết kế với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, cho nên rất phù hợp với nhiều yêu cầu hoặc ứng dụng trong ngành công nghiệp.
Các lưu ý khi chọn mua cảm biến đo nhiệt độ Pt100
Vì như mở đầu bài viết mình có nói, thì trên thị trường có rất nhiều loại Pt100 khác nhau từ hàng China, Taiwan, Korea cho đến Ý, Đức…
Cho nên khi mua cảm biến đo nhiệt độ Pt100, chúng ta cần lưu ý các thông số kỹ thuật sau đây, để chọn được loại phù hợp.
Loại cảm biến đo nhiệt độ Pt100
Đây là điều mà rất ít người mua cảm biến đo nhiệt độ quan tâm vì họ chỉ cần biết nó là Pt100 là ok. Nhưng thật ra có hai loại chính là loại:
- Có HEAD Mounted (hay còn gọi là củ hành)
- Loại Cable (hay còn gọi là loại que hay loại dây).
Cảm biến đo nhiệt độ Pt100 loại củ hành Seneca – Italy
Đối với đo nhiệt độ cao dùng trong nước nóng hoặc hơi nóng thì chúng ta thường dùng loại cảm biến đo nhiệt độ Pt100 loại củ hành. Vì chúng được thiết kế chắc chắn và có thể lắp bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ ngay trên đầu củ hành, dễ dàng và thuận tiện.
Mục đích của việc lắp bộ chuyển đổi tín hiệu thì chắc mọi người cũng biết. Là để đổi tín hiệu điện trở từ cảm biến RTD Pt100 thành tín hiệu 4-20mA, để đưa về các bộ điều khiển như bộ hiển thị hay PLC…
Các ứng dụng đo nhiệt độ thấp và không cần tiêu chuẩn bảo vệ cao thì cảm biến Pt100 loại dây thường được ưa chuộng sử dụng hơn. Thông thường các ứng dụng đo nhiệt độ dưới 200°C tại các khu vực có che chắn như trong tủ, trong xưởng sản xuất,… thì cảm biến đo nhiệt độ Pt100 loại dây được lựa chọn.
Loại Head Mounted đầu củ hành thì được sử dụng nhiều ở khu vực khắc nghiệt hay ngoài trời vì thiết kế cứng cáp, đạt tiêu chuẩn bảo vệ cao.
Dãy đo nhiệt độ cần đo
Cũng là một tiêu chí lựa chọn mà người dùng hay quên. Vì cứ nghĩ rằng mua đúng loại cảm biến đo nhiệt độ Pt100 là được rồi. Nhưng thật ra mỗi loại đều có một giới hạn dãy đo nhất định.
Ví dụ: Một số loại chỉ đo được 0-150°C, một số loại khác thì đo được 0-300°C, hay 0-500°C.
Khi lựa chọn cảm biến đo nhiệt độ Pt100 chúng ta cần lưu ý điều này để chọn được loại phù hợp.
Ví dụ: Bạn đang cần đo nhiệt độ trong tủ ủ nhiệt có nhiệt độ gia nhiệt thiết kế khoảng 100°C. Thì lời khuyên cho bạn là nên chọn cảm biến RTD Pt100 có thang đo từ 150°C đến 250°C ở mức đỉnh. Vì sẽ đo chính xác hơn, bền và ổn định hơn.
Cấp chính xác của cảm biến đo nhiệt độ Pt100
Cấp chính xác của cảm biến Pt100 cũng ít được mọi người biết. Vì thông tin này không có sẵn trên thân cảm biến. Và những nhà cung cấp cũng ít đề cập đến vấn đề này.
Cấp chính xác của dòng RTD Pt100 thường chia làm 2 cách chọn. Hoặc có thể kết hợp cả 2 trong một phép chọn luôn.
- Dạng dây: Ý nói đến số lượng dây ngõ ra của cảm biến Pt100. Có 3 dạng là: 2 dây, 3 dây và 4 dây. Với độ chính xác tăng dần.
- Cấp chính xác: Có class B, class A và class AA..Trong đó độ sai số của class B rơi vào 0.3°C, class A tầm 0.2°C và class AA thì khoảng 0.1°C.
Chúng ta sử dụng phổ biến nhất là loại Pt100 3 dây với class B. Hiếm khi sử dụng loại 4 dây class A. Và rất hiếm khi sử dụng class AA với 4 dây, vì chúng chỉ dùng trong môi trường thí nghiệm hoặc hoá y sinh.
Chiều dài của cảm biến đo nhiệt độ Pt100
Chiều dài của cảm biến Pt100 là thông số có thể yêu cầu được. Với một số ứng dụng đặc biệt, bạn cần một kích thước khác biệt với các loại có sẵn thì có thể đặt hàng sản xuất cho chiều dài như bạn yêu cầu. Nhưng chi phí và số lượng phải thoả thuận với nhà phân phối hoặc sản xuất mà bạn muốn mua.
Trong thực tế, nhà sản xuất thường cung cấp ra thị trường các dòng có chiều dài phổ biến. Chúng thường là: 100 mm, 200mm, 300mm, 400mm, 500mm …
Đường kính của que đo
Đường kính que đo thật sự không quá quan trọng chúng ta chỉ cần lựa chọn sao cho nhỏ hơn đường kính lỗ tâm của nơi chúng ta đặt cảm biến vào để đo. Các loại kích thước đường kính tiêu chuẩn của cảm biến Pt100: phi 6mm, phi 8 mm, phi 10 mm…
Kiểu kết nối của cảm biến Pt100
Đây là một điều cần lưu ý khi mua cảm biến nhiệt độ vì có khá nhiều loại kiểu kết nối khác nhau do các nhà lắp đặt yêu cầu và xuất xứ hàng hóa. Khu vực Châu Âu thường dùng kết nối kiểu chuẩn DIN với các kết nối: G1/2″, G1/4″, G1″… Với các nhà máy sử dụng hàng của Trung Quốc thường dùng các kiểu kết nối: M17, M19, M27…
Và cũng có những loại không có ren kết nối, thường là loại Pt100 dạng dây cáp. Chúng được thả thẳng vào môi trường đo luôn mà ko có bất cứ loại bản lề cố định nào.
Hy vọng với bài viết chi tiết về cảm biến nhiệt độ sẽ giúp mọi người lựa chọn được cam bien do nhiet do pt100 một cách chính xác nhất theo yêu cầu sử dụng. Nếu có thắc mắc về cảm biến đo nhiệt độ Pt100 hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
RTD là gì ? RTD tiếng anh là gì ? Trên thị trường cảm biến đo lường hiện nay các dòng cảm biến nhiệt độ nói chung và dòng cảm biến RTD nói riêng là loại được lựa chọn và sử dụng phổ biến nhất. Để đáp ứng được nhu cầu của mọi người về […]
Cảm biến RTD là gì? cảm biến nhiệt độ PT100 là gì? Chúng cấu tạo như thế nào? Như chúng ta đã biết cảm biến nhiệt độ RTD không còn xa lạ gì. Trong các loại cảm biến RTD thì PT100 là một dòng cảm biến được sử dụng nhiều trong công nhiệp. Chúng được […]
Cảm biến nhiệt điện trở là thiết bị rất phổ biến dùng để đo nhiệt điện trở trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối. Có 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ đo chính xác của sản phẩm chính là nhiệt độ trực tiếp tại […]