Với thiết kế hiện đại, nhiều ưu điểm nổi bật, hiện nay máy bơm trục đứng đang được ứng dụng vô cùng phổ biến. Vậy máy bơm trục đứng là gì? Nguyên lý hoạt động của máy bơm trục đứng là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm những điều thú vị về máy bơm trục đứng nhé!
Máy bơm trục đứng là gì?
Máy bơm trục đứng là loại máy bơm ly tâm dạng đặc biệt. Nó có trục bơm dạng thẳng đứng và thường được dùng để bơm tăng áp cho các hệ thống chữa cháy hoặc hệ thống nước ở các nhà cao tầng. Đặc điểm của máy bơm trục đứng bao gồm:
- Buồng bơm dài, hình trụ;
- Trục bơm dài gần bằng với buồng bơm;
- Động cơ được đặt trên đỉnh bơm;
- Cánh bơm được đặt dưới đáy bơm, thường là cánh ở dạng khép kín.
Cấu tạo của máy bơm trục đứng là gì?
Hiện nay máy bơm trục đứng có rất nhiều loại với mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung cấu tạo của máy bơm trục đứng sẽ bao gồm các bộ phận như:
- Thân bơm;
- Buồng bơm;
- Trục bơm;
- Cánh bơm;
- Động cơ máy bơm;
- Cổng ra và cổng vào;
- Rọ bơm (trường hợp dùng để hút bể).
Đặc điểm của máy bơm trục đứng
- Động cơ tản nhiệt tốt: Phần động cơ của máy bơm được thiết kế ở trên cùng. Động cơ tản nhiệt giúp cho máy hoạt động tốt hơn và không bị nóng khi hoạt động trong nhiều giờ liên tục.
- Thiết kế cánh bơm đa dạng: Có 2 dạng cánh bơm phổ biến là 1 cánh bơm và đa tầng cánh bơm. Phần cánh bơm thường được làm từ inox hoặc đồng để mang đến tuổi thọ cao cho máy bơm. Thông thường cánh bơm sẽ được đặt dưới đáy bơm.
- Tiếng ồn thấp: Nhiều người vẫn nghĩ máy bơm sẽ phát ra tiếng ồn rất to trong quá trình hoạt động. Nhưng đối với máy bơm trục đứng, máy hoạt động êm nhẹ và không phát ra tiếng ồn to.
- Cột áp cao: Máy bơm trục đứng có cột áp cao lên tới 240m. Chính vì vậy bạn có thể hút được tất cả những sản phẩm như nước, dầu ở độ sâu lên đến hàng trăm mét mà không phải lo sợ cột áp không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu.
Nguyên lý hoạt động của máy bơm trục đứng
Máy bơm trục đứng hoạt động dựa vào nguyên lý ly tâm.
- Khi động cơ hoạt động sẽ làm cho trục bơm quay kéo theo cánh quạt bơm quay.
- Chất lỏng được bơm vào buồng bơm theo nguyên lý ly tâm.
- Khi có chất lỏng vào, bơm sẽ bị đẩy ra ngoài tạo ra áp suất bơm đẩy chất lỏng vào bên trong buồng bơm.
- Áp suất trong bơm sẽ tiếp tục đẩy chất lỏng vào buồng bơm.
Phân loại máy bơm trục đứng
Phân loại theo hãng sản xuất
Nếu phân loại theo hãng sản xuất thì có các loại máy bơm trục đứng như:
- Máy bơm trục đứng hãng Pentax;
- Máy bơm trục đứng hãng Ebara;
- Máy bơm trục đứng hãng CNP;
- Máy bơm trục đứng hãng Sealand;
- Máy bơm trục đứng hãng Leo;
- Máy bơm trục đứng hãng Shimge;
- Máy bơm trục đứng hãng Inter.
Phân loại theo công suất
Nếu phân loại theo công suất thì có các loại máy bơm trục đứng như:
- Máy bơm trục đứng có công suất cao;
- Máy bơm trục đứng công suất trung bình;
- Máy bơm trục đứng công suất thấp.
Máy bơm trục đứng có những ưu điểm gì?
- Do động cơ máy được đặt trên đỉnh máy nên máy bơm luôn ở trong tình trạng khô ráo, tản nhiệt tốt.
- Trục bơm, động cơ với thiết kế có thể tách rời được với nhau. Từ đó giúp cho việc bảo trì và bảo dưỡng máy bơm được dễ dàng hơn.
- Máy vẫn có khả năng bơm mồi cao mặc dù không có rọ bơm.
- Máy có phớt làm kín từ đó giúp bảo vệ chất bơm trong quá trình bơm.
- Bơm trục đứng có 2 loại là 1 tầng và đa tầng. Dù là loại nào thì chúng cũng có thể được ứng dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao.
- Vật liệu bơm đa dạng, phù hợp với môi trường sử dụng.
- Cánh bơm thường kín do máy hoạt động theo nguyên lý ly tâm chất lỏng.
- Máy bơm trục đứng có cột áp cao lên tới 240m.
- Hoạt động với tiếng ồn thấp.
Một số ứng dụng của máy bơm trục đứng
- Dùng để bơm nước ở nhiệt độ cao.
- Dùng để đẩy nước lên cao cho các tòa nhà cao tầng, các hệ thống cấp thoát nước.
- Được dùng làm bơm bù áp trong hệ thống máy bơm chữa cháy.
- Được sử dụng phổ biến trong hệ thống lọc nước RO.
- Được ứng dụng phổ biến trong làm lạnh.
Những lưu ý khi sử dụng máy bơm trục đứng
Trong quá trình sử dụng máy bơm trục đứng, để tránh được những sai sót không đáng có cũng như giúp tăng tuổi thọ cho máy bơm thì bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
- Lắp đặt đầu hút và đầu xả của máy một cách chắc chắn.
- Nên lắp đặt máy ở vị trí bằng phẳng để tránh tình trạng xâm thực bơm ly tâm.
- Sử dụng van khóa cho đầu vào và đầu ra của máy bơm.
- Nên lắp đặt thêm đồng hồ đo áp lực để điều chỉnh điện áp theo nhu cầu sử dụng.
- Nên lắp đặt hệ thống tủ điều khiển hoàn chỉnh.
- Nên lắp đặt thêm bộ chống mất pha.
- Trong trường hợp máy tự động ngắt thì nên lắp đặt rơ le cảm biến nhiệt độ.
- Nên lắp đặt bộ cảm biến mực nước.
Lời kết!
Trên đây là toàn bộ thông tin về máy bơm trục đứng là gì mà chuyendoitinhieu muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn những kiến thức bổ ích về máy bơm trục đứng!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]
Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]
ORP là gì ? Chỉ số Oxy hoá – Khử là gì ? Nước là một thành phần quan trong đối với con người trong cuộc sống hàng ngày. Chúng có mặt ở hầu hết mọi nơi trên trái đất. Nước không chỉ giúp ta sinh tồn được mà chúng còn giup ích khá nhiều […]