Với nhiều chức năng, ưu điểm nổi bật, hiện nay camera hồng ngoại được con người ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Thậm chí hiện nay camera hồng ngoại đang được xem là cánh tay phải đắc lực có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Vậy camera hồng ngoại là gì? Công dụng của camera hồng ngoại là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về camera hồng ngoại là gì nhé!
Tia hồng ngoại là gì?
Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng khả kiến và ngắn hơn tia bức xạ vi ba. Hồng ngoại được hiểu là ngoài mức đỏ. Trong ánh sáng thường thì màu đỏ được xem là màu có bước sóng dài nhất.
Chúng ta không thể dễ dàng nhìn thấy tia hồng ngoại bằng mắt thường được. Nếu muốn xem thì có thể dùng các thiết bị hỗ trợ. Tia hồng ngoại được chia thành 3 vùng chính theo bước sóng và chúng chạy từ 700 nm – 0,1 mm.
Camera hồng ngoại là gì?
Camera hồng ngoại hay còn được gọi là IR Camera là một thiết bị quan sát thông thường được gắn thêm đèn hồng ngoại (infrared LED) và chúng được điều khiển bằng cảm quang (light sensor). Cảm biến này sẽ tự động nhảy nếu ở trong điều kiện môi trường thiếu sáng (ban đêm, góc tối..), từ đó giúp camera có thể quan sát được những cảnh trong bóng tối một cách đen trắng và không có màu.
Khác với camera thường hoạt động ở dải ánh sáng nhìn thấy, có bước sóng trong khoảng từ 450-750 nm, camera hồng ngoại hoạt động ở dải tia hồng ngoại và có bước sóng từ 750 – 106 nm.
Camera hồng ngoại có bao nhiêu loại?
Hiện nay camera hồng ngoại có 2 loại chính là:
- Loại thứ nhất là cảm biến CCD và CMOS, đặc điểm của loại này tương tự như camera quan sát thông thường. Tuy nhiên chúng được gắn thêm đèn LED hồng ngoại. Do các cảm biến CCD và CMOS khá nhạy với dải tia hồng ngoại có bước sóng ngắn (bước sóng từ 700 – 5500 nm), nên ở môi trường tối, các đèn LED sẽ được bật lên để chiếu sáng. Camera loại này còn được gọi với cái tên khác là Day/Night Camera.
- Loại thứ hai là camera ảnh nhiệt (thermographic camera) hay còn được gọi là camera nhiệt sử dụng cảm biến hồng ngoại. Đặc điểm của loại camera này là hoạt động trong dải sóng có bước sóng từ 9000-1400 nm.
Công dụng của camera hồng ngoại là gì?
- Quan sát được mọi hoạt động dù ở trong môi trường thiếu ánh sáng.
- Dùng để đo nhiệt độ và cho phép đo không tiếp xúc và đo ở tầm rộng.
Tầm quan sát xa của hồng ngoại là bao nhiêu?
Tầm xa của hồng ngoại phụ thuộc rất nhiều vào số bóng đèn và loại LED của camera. Có 4 loại LED tương đương với tầm 4 khoảng cách khác nhau là:
- IR LED thường hồng ngoại thường bóng tầm xa hồng ngoại khoảng 15-20 m.
- IR ARRAY LED có tầm xa hồng ngoại khoảng từ 30 – 60 m tùy theo số bóng hồng ngoại.
- IR LAZER LED có tầm xa hồng ngoại khoảng từ 30 – 50 m tùy theo bóng hồng ngoại.
- IR EX LED hồng ngoại mới siêu thông minh có thể chiếu tối đa khoảng cách lên tới 80 m.
Một số ứng dụng của camera hồng ngoại
1. Trong cuộc sống
- Quân sự: Mục đích là để phát hiện tấn công hay dùng để truy tìm mục tiêu.
- Quan sát an ninh: Camera hồng ngoại được sử dụng để quan sát mọi thứ xung quanh vào ban đêm. Từ đó đảm bảo an ninh cho tòa nhà, công ty, khu công nghiệp…
- Kiểm soát hỏa hoạn: Nhờ camera mà có thể theo dõi được các sự cố trên phạm vi lớn. Từ đó giúp nhanh chóng phát hiện hỏa hoạn để kịp thời xử lý.
- Thực thi pháp luật: Camera hồng ngoại giúp con người có thể phát hiện ra các hoạt động phạm pháp thường được thực hiện vào ban đêm như buôn lậu, khai thác lậu tài nguyên, trộm cướp…
- Hoạt động tìm kiếm và cứu hộ: Giúp tìm kiếm và cứu nạn những người bị nạn hoặc người mất tích vào ban đêm. Đặc biệt đối với trường hợp bị mất tích trong rừng, trên biển.
- An ninh hàng hải: Camera hồng ngoại thường được sử dụng phổ biến trong giao thông hàng hải như tuần tra trên biển vào ban đêm, phát hiện và tránh các vật cản… vì việc chiếu sáng trên biển gần như là không thể.
Trong đo nhiệt độ
- Theo dõi phát hiện người khách có bệnh: Camera thường được lắp đặt ở các sân bay, cửa khẩu để phát hiện du khách có các bệnh có thể lây lan.
- Kiểm tra công trình xây dựng: Thông qua camera hồng ngoại mà con người có thể phát hiện ra các hiện tượng của công trình xây dựng như rò khí, thấm nước, rò nước… Từ đó mà có những giải pháp kịp thời.
- Quản lý chất lượng của môi trường sản xuất.
- Nghiên cứu, phát triển những dòng sản phẩm mới và hiện đại hơn.
- Chụp ảnh hóa học.
- Phát hiện nguồn ô nhiễm.
- Thiên văn học.
- Khảo cổ học từ trên không.
- Kiểm tra cách ly âm học để từ đó giảm tiếng ồn.
- Điều tra các hiện tượng, các sự cố bất thường.
- Trong y học camera hồng ngoại được ứng dụng để chụp ảnh nhiệt cơ thể người và động vật, dùng hỗ trợ việc chuẩn đoán bệnh.
Khi mua camera hồng ngoại cần lưu ý những gì?
- Khu vực lắp đặt camera: Tùy vào khu vực lắp đặt camera là rộng hay hẹp mà sẽ lựa chọn loại camera phù hợp. Đối với khu vực hẹp như phòng ngủ thì chỉ cần chọn camera hồng ngoại là hợp lý. Còn đối với những nơi rộng lớn, cần quan sát với khoảng cách tầm nhìn vài chục mét thì mới cần thêm số lượng đèn led hồng ngoại.
- Môi trường: Mỗi loại camera khác nhau sẽ có những ưu điểm cũng như tính năng khác nhau. Đối với việc lắp đặt camera ở trong nhà thì việc lựa chọn loại nào khá đơn giản. Tuy nhiên ở môi trường ngoài trời thì đòi hỏi sản phẩm đó phải đảm bảo chất lượng, có độ bền cao và được sản xuất từ các thương hiệu uy tín. Nếu không sẽ rất nhanh hỏng.
- Chất lượng hình ảnh: Camera càng có độ phân giải cao thì hình ảnh đưa ra càng rõ nét. Tuy nhiên chúng bị giới hạn lưu theo dung lượng của thẻ nhớ đi kèm. Kích thước ảnh chuẩn dao động từ HD 960 – Full HD 1080P sẽ luôn trực chiếu trên thiết bị quan sát. Dù là ban ngày hay ban đêm, ở những môi trường thiếu ánh sáng nhất thì bạn cũng hoàn toàn hài lòng với kết quả mà nó trả về.
Lời kết!
Trên đây là toàn bộ thông tin về camera hồng ngoại là gì mà chuyendoitinhieu muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu thêm về camera hồng ngoại là gì và cũng hy vọng bạn sẽ lựa chọn được loại camera ưng ý và đảm bảo chất lượng!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]
Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]
Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]