Loadcell được sử dụng để đo trọng lượng hay còn gọi là cân điện tử. Trong công nghiệp các loadcell không chỉ hiển thị giá trị cân mà còn đưa về các thiết bị điều khiển. Tín hiệu của loadcell luôn có một giá trị rất nhỏ được tính bằng milivoltage. Loại tín hiệu này không thể giao tiếp trưc tiếp được với các bộ đọc hay PLC. Chính vì thế bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell mV/V sang analog 4-20mA, 0-10V được sử dụng để phục vụ cho việc truyền tín hiệu loadcell về PLC hay bộ hiển thị đầu cân.
Các loadcell loại 4 dây hay 6 dây đều tương tích với Z-SG một cách dể dàng mà không cần hộp cộng tín hiệu. Một bộ chuyển đổi có thể đọc được nhiều loadcell trên một đầu cân. Số lượng tối đa là 4 loadcell cho một đầu cân.
Ngoài ra còn có một số bộ chuyển đổi như sau:
- Bộ Chuyển đổi tín hiệu 4-20mA sang 0-10V
- Tất nhiên còn là Bộ chuyển đổi tín hiệu 4-20mA sang 0-5V
- Bộ chuyển đổi tín hiệu Pt100 sang 4-20mA và 0-10V
- Hay Bộ chuyển đổi biến trở sang 4-20mA , 0-10V
- Bộ Chuyển đổi 4-20mA 0-10V sang Relay
- Bộ điều chỉnh tín hiệu 4-20mA
- Chức năng bộ chuyển đổi tín hiệu mV sang 4-20mA 0-10v
- Bộ chuyển đổi tín hiệu Thermocouple – can K
Thông số kỹ thuật bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell Z-SG
Thông số kỹ thuật cơ bản Z-SG
- Nguồn cấp 10-40Vdc / 19-28Vac
- Sai số : 0.01%
- Cách ly chống nhiễu : 1500Vac
- Kiểu lắp đặt : DIN Rail
- Kích thước : 17.5 x 1100 x 112 mm
- Cài đặt bằng DIP Switch
- Thân làm bằng vật liệu : nhựa dẻo cao cấp
- Nhiệt độ làm việc -10…65oC
Tín hiệu ngõ vào Z-SG
Gồm 8 loadcell đấu sang song
- +/- 1mV/V, +/- 2mV/V, +/- 4mV/V, +/- 8mV/V, +/- 16mV/V, +/- 32mV/V … max +/- 320mV/V
- Nhận tín hiệu loadcell 4 dây và 6 dây
Tín hiệu ngõ ra Z-SG
- Tín hiệu ngõ : Analog 4-20mA, 0-20mA, 0-10V, 0-5V …
- Modbus : RS 485
Cách đấu dây loadcell với bộ chuyển đổi Z-SG
Mình sẽ hướng dẫn các bạn kết nối dây dạng loadcell phố biến nhất đó là loại 4 dây và 6 dây nhé.
Đầu tiên chính ta cùng tìm hiểu về quy ươc chân đầu vào và đầu ra của Z-SG. Theo như datasheeet của hãng Seneca về bộ chuyển đổi tín hiệu Loadcell Z-SG có quy ước như sau.
Chân tín hiệu đầu vào Z-SG
- 2, 3 : Nguồn nuôi
- 7 : Excication ( + )
- 8 : Senseense ( + )
- 9 : Signal ( + )
- 10 : Sense ( – )
- 11 : Excitation ( – )
- 12 : Signal ( – )
Chân tín hiệu đầu ra Z-SG
- 4, 5 : Ngõ ra 4-20mA, 0-10V
Cách đấu dây Z-SG với Loadcell 4 dây
Đầu tiên khi kết nối dây chúng ta phải xác định trước các cặp dây đi với nhau đó là: cặp dây (+Exc và –Exc) và cặp dây (+Sig và –Sig)
Và kết nối chúng lần lượt như hình sau.
Cách đấu dây Z-SG với Loadcell 6 dây
Đối với dây loadcell 6 dây, ngoài 2 dây cấp nguồn (+Exc và – Exc) và 2 dây tín hiệu ngõ ra (+Sig và –Sig), còn có thêm 2 dây có tác dụng chống nhiễu (+Sen và – Sen) và dây +Exc nối tắt với dây +Sen và dây -Exc nối tắt với dây –Sen.Vì thế nên ta có thể xử dụng đồng hồ đa năng và sử dụng chắc năng đo thông mạch để tìm ra 2 cặp dây ( +Exc,+Sen và -Exc,-Sen) khi đó 2 dây còn lại là 2 dây + Sig và – Sig.
- Loadcell dây màu đỏ Excitation ( + ) với Z-SG chân số 7
- Loadcell dây màu đỏ Sense ( + ) với Z-SG chân số 8
- Loadcell dây mà Xanh Signal ( + ) với Z-SG chân số 9
- Loadcell màu Trắng Signal ( – ) với Z-SG chân số 12
- Loacell màu đen Sense ( – ) với Z-SG chân số 11
- Loadcell màu đen Excitation ( – ) với Z-SG chân 10
Cài đặt DIP- Swich Z-SG
Cài đặt Full Scales giá trị loadcell
Bước 1 : Tắt nguồn Z-SG
Bước 2 : tại SW2, gạt 4 ON, 5 OFF.
Note : ON gạt lên, OFF gạt xuống
Bước 3 : cài đặt giá trị loadcell tại SW2
Tại bước này tuỳ theo loadcell của bạn giá trị là bao nhiêu mv/v thì chúng ta cài trên Z-SG theo tương ứng. Nếu loadcell có giá trị là 2mV/V thì chúng ta SW2 : 6 + 7 – OFF & 8-ON.
Note : OFF là gạt xuống, ON là hạt lên.
Bước 4 : cài đặt giá trị ngõ ra cho Z-SG
Tại bước này chúng ta có nhiều lựa chọn với tín hiệu là Analog 4-20mA, 0-20mA, 0-10V, 0-5V. Cài đặt như sau :
- Tín hiệu 4-20mA : 2 + 3 ON
- Tín hiệu : 0-20mA : 2 ON, 3 OFF
- Tín hiệu 0-5V : 2 OFF , 3 ON
- Tín hiệu 0-10V : 2 + 3 OFF
Note : OFF là hạt xuống, ON là gạt lên.
Bước 5 : Cấp nguồn cho Z-SG.
Bước 6 : xác định điểm Zero cho loadcell
Tại bước 5 chúng ta cần bỏ mẫu lên để trừ TARE ra. Nếu loadcell không có tải thì Z-SG sẽ nhận full giá trị thang đo của loadcell. Nếu loadcell có tải thì Z-SG sẽ trừ tải đó ra.
Nhấn nút Calibration trên Z-SG cho tới khi đèn Vàng sáng.
Bước 7 : tắt nguồn Z-SG
Bước 8 : Gạt 4 + 5 OFF tại SW2
Bước 9 : cấp nguồn lại và Z-SG hoạt động theo giá trị cài đặt
Truyền thông Modbus RTU trên Z-SG
Một trong những cái hay nhất của bộ chuyển đổi loadcell Z-SG là rất đa dạng các tín hiệu đầu vào. Ngõ ra lại càng đa dạng hơn với các tín hiệu analog và Modbus RTU.
Để sử dụng truyền thông Modbus trên Z-SG chúng ta cần phải cài đặt tại SW3. Tại SW3 có 2 Terminal 1 + 2, chúng ta cần Gạt lên cho SW3 ON.
Hy vọng rằng, bài viết hướng dẩn cách cài đặt bộ chuyển đổi loadcell Z-SG sẽ giúp ích cho các bạn đang sử dụng Z-SG. Nếu có khó khăn khi cài đặt bộ Z-SG vui long liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Thông tin liên hệ
Sale manager
Mr Lê Văn Trọng
Mobi: 0975 115 329 (zalo)