Thước đo mức dầu là gì? Câu hỏi hơi khó à nhen. Ngày xưa, các cụ nhà ta muốn mua bán dầu hay trao đổi cho nhau,…thì cách duy nhất là lấy một cái can hay cái chén, cái tô gì đó…rồi đổ dầu ra mà đong từng chén từng chén. Rồi cứ nhớ bao nhiêu chén thì nó đầy 1 bình. Hoặc bán lẻ từng chén luôn.

Nhưng với sự tiến bộ của xã hội, thì nhiều cách để cân đo đong đếm ra đời. Phục vụ cho nhu cầu trao đổi và mua bán. Chúng ta cùng tìm về quá khứ để hiểu hơn về cách đo mức từ xưa đến nay nhé!

Thước đo mức dầu

Thước đo mức dầu cũng có nhiều dạng à nha. Nhiều quá nên mình thực sự cũng không nắm bắt hết được để mà chia sẻ với các bạn. Nhưng có một vài dạng phổ biến nhất, thì mình sẽ trình bày ra ngay đây.

Thước đo mức dầu
Thước đo mức dầu

Đo mức dầu bằng thước đúng nghĩa là cây thước luôn. Cách đo này cũng khá xưa rồi, nhưng mới hơn cách đong chén. Nó đòi hỏi mình phải biết và chỉ sử dụng 1 cái bình hay bồn làm chuẩn. Bạn nhìn cây thước cũng đủ hiểu rồi, nên mình không giải thích cách hoạt động nhé!

Thước thuỷ đo mức, cái này hay gặp trên mấy cái máy nổ trong nông nghiệp nè. Nó có cái ống 2 đầu gắn vào bình dầu của máy, theo dõi mức lên xuống để biết dầu còn hay cạn. Còn có một loại nữa cao siêu hơn. Nó giống như là chứa thuỷ ngân bên trong vậy. Khi mà nó lên cao thì sẽ đổi màu luôn đó. Nhưng bây giờ muốn kiếm những loại này về trưng cũng khó. Chứ ai mà dùng để đo mức nữa đúng không các bạn?

Lý do là chúng là công nghệ cũ, lạc hậu. Nhưng quan trọng là sai số quá cao, không còn phù hợp với công nghệ giám sát ngày nay nữa rồi.

Đồng hồ đo mức dầu

Đồng hồ đo mức dầu sinh sau đẻ muộn nên tất nhiên sẽ mang trong mình những đặc tính có thể khắc phục cho các cách đo trên. 

Rõ ràng là như thế, với mức sai số dao động trong khoảng 1.5% thì chúng được xem là cách đo tốt nhất trong các cách đo mức theo dạng cơ khí rồi đó.

Đồng hồ đo mức dầu
Đồng hồ đo mức dầu

Nói về ưu điểm của loại này thì cũng có vài điểm đáng chú ý như:

  • Độ chính xác khá cao, chấp nhận được
  • Mặt hiển thị trực quan, rõ ràng với các vạch chia cũng như đơn vị đo
  • Cách lắp đặt đơn giản
  • Không cần sử dụng nguồn điện, nên đo được ở những vị trí cấm nguồn điện
  • Đo được nhiều loại chất lỏng như nước, dầu,…

Nhưng thực ra, chúng cũng có nhiều nhược điểm lắm

  • Độ chính xác không còn phù hợp với hiện tại
  • Độ chia vạch khá lớn
  • Cách lắp thì đơn giản nhưng yêu cầu phải có kỹ thuật cao, độ chính xác thao tác cao
  • Do đo cô lập nên việc truyền thông tin hay quản lý dữ liệu từ xa là bất khả thi
  • Do có cấu tạo phức tạp cho nên giá thành cũng khá đắt đỏ

Cảm biến đo mức dầu

Khà khà, đây là mục mà mình mong muốn chia sẻ nhất. Vì chúng là công nghệ, là niềm tự hào của thế kỷ 21.

Chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu xem cảm biến đo mức dầu có những loại nào cũng như chức năng của từng loại nhé!

Cảm biến đo mức dầu dạng điện dung

Có thể nói, đây là dạng phổ biến nhất ở hiện tại. Chúng được ứng dụng để đo mức dầu trong bồn chứa. Nhất là trên các xe ô tô tải, xe công trình hay trên các tàu thuyền,…Chúng ra đời cũng là để thay thế cho loại đo mức bằng điện trở về độ nhạy cũng như mức độ chính xác cao hơn.

Cảm biến đo mức
Cảm biến đo mức

Đặc điểm của loại cảm biến này là phải tiếp xúc với đối tượng cần đo. Tín hiệu thu nhận có thể truyền về hệ thống quản lý dưới dạng 4-20mA. 

Với giá thành rẻ, chúng được dùng phổ biến trong cả hệ thống công nghiệp cũng như giao thông vận tải.

Cảm biến đo mức dầu dạng siêu âm

Một phương pháp đo mức với công nghệ cao hơn, chính xác hơn. Và đặc biệt là không cần tiếp xúc.

Các cảm biến siêu âm phát ra những chùm sóng để phát hiện khoảng cách. Với khoảng cách đo có thể lên đến 20m nên khá thoải mái trong việc đo mức dầu trong bồn chứa.

Cảm biến radar đo mức dầu

Cảm biến radar ra đời để thoả mãn như cầu chính xác cao của hệ thống. Chúng có nhiều dạng như: 

  • Đo tiếp xúc
  • Đo không tiếp xúc

Với phương pháp đo không tiếp xúc thì nguyên lý cũng tương tự như loại cảm biến siêu âm

Còn phương pháp đo tiếp xúc cũng có 2 cách

Cảm biến đo mức radar
Cảm biến đo mức radar
  • Đo radar dạng que. Thì nhìn nó giống với kiểu đo điện dung. Nhưng nguyên lý hoàn toàn khác. Là chúng phát ra sóng radar dọc theo thân que đo. Phát hiện ra mức dầu với độ chính xác rất cao và thời gian đo rất nhanh.
  • Đo radar dạng dây cáp. Đây là cách để xử lý cho những bồn có chiều cao. Không thể sử dụng que đo được. Thì sẽ sử dụng cáp, thả vào bồn. Cách hoạt động thì vẫn giống nhau. Loại cáp là giúp khâu vận chuyển được dễ dàng hơn.

Tóm lại, việc đo mức dầu đến nay đã trải qua hàng thập kỷ, vì thế việc sử dụng thước đo mức dầu không còn phù hợp nữa. Tuỳ theo từng yêu cầu mà chúng ta sẽ chọn một loại cảm biến đo mức dầu cho phù hợp.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, có thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới nhé!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cảm biến đo mức xăng dầu | Lưu ý cách chọn đúng, sai một ly đi một hệ thống!

Ngày xưa, việc quản lý xăng dầu trong các bồn chứa chỉ ước chừng, và đo bằng từng can. Do đó, việc bị mất cắp do thất thoát là điều không thể nào tránh khỏi. Hay như việc kiểm soát bồn chứa xăng dầu cho các máy móc hoạt động cũng dựa vào cảm tính […]

Cảm biến có nước mất nước

Hai cảm biến được sử dụng nhiều nhất trong bồn chứa nước chính là cảm biến có nước và cảm biến mất nước. Cảm biến mất nước được lắp ở vị trí đáy bồn, còn cảm biến có nước được lắp vị trí đỉnh bồn. Mục đích là khi có nước thì bơm ngắt và […]

Sóng viba là gì? Sóng viba có hại không?

Sóng viba là một dạng bức xạ điện từ có bước sóng từ khoảng một mét đến một milimet; với tần số từ 300 MHz (1 m) đến 300 GHz (1 mm). … Cho thấy sóng viba là “nhỏ” (có bước sóng ngắn hơn), so với sóng vô tuyến được sử dụng trước công nghệ […]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *