Thực tế có nhiều người không biết cách đấu motor 3 pha thành 1 pha. Một số người vì không thực hành thường xuyên nên có thể quên cách thực hiện điều này. Vậy thì bài viết này sẽ hữu ích đến các bạn. Cùng tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan nhé! 

Cách đấu động cơ điện 3 pha hoạt động tốt khi bạn có động cơ 3 pha trong khi đó nguồn điện cấp chỉ có nguồn 1 pha. Nếu bạn đang phân vân việc đấu động cơ 3 pha vào mạng điện gia đình 220v thì bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức quan trọng nhằm giải quyết vấn đề này.

Trên thực tế, Động cơ 3 pha hoàn toàn có thể làm việc ở lưới 1 pha như động cơ 1 pha khi dùng tụ điện. Việc mở máy động cơ có thể đạt đến 80% công suất định mức. Tuy nhiên người ta thường áp dụng với động cơ 3 pha có công suất nhỏ dưới 2KW . Khi đó mỗi động cơ cần phải chọn cho 1 sơ đồ và trị số tụ điện thích hợp nhất.

Nguyên tắc chung trong chuyển đổi các cuộn dây 3 pha sang 1 pha

  • Nguyên tắc 1: Điện áp định mức trên cuộn dây cần không đổi
  • Nguyên tắc 2:  Phải đặt 1 trong 2 cuộn dây pha thành cuộn làm việc, trong khi đó cuộn còn lại thành cuộn khởi động
  • Nguyên tắc 3: Trị số tụ điện phải chọn sao cho góc lệch pha giữa dòng điện cuộn làm việc và khởi động đạt con số 900.

Các sơ đồ nguyên lý chuyển đổi đấu motor 3 pha thành 1 pha phổ biến nhất hiện nay:

Bạn cần lắp đặt sơ đồ tuân theo 3 nguyên tắc trong chuyển đổi cuộn dây 3 pha sang 1 pha. Dưới đây là một trong các sơ đồ gợi ý khách hàng:

  • Nếu điện áp lưới UL =UphaĐC thì bạn nên dùng sơ đồ 1 và sơ đồ hình 3
  • Nếu điện áp lưới UL =UdâyĐC thì khách hàng cần sử dụng một trong hai sơ đồ là hình 2 và 4.
4 sơ đồ về nguyên lý chuyển từ cách đấu motor 3 pha sang 1 pha
4 sơ đồ về nguyên lý chuyển từ cách đấu motor 3 pha sang 1 pha

Minh họa chi tiết: Một động cơ 3pha có nhãn hiệu là D/Y – 220/380v

  • Trường hợp điện áp nguồn cung cấp cho động cơ là 220v sau khi khách hàng đấu thành 1pha thì ta chọn sơ đồ hình 1 và hình 3
  • Trường hợp điện áp nguồn cung cấp cho động cơ là 380v sau khi khách hàng đấu thành 1pha thì ta chọn sơ đồ hình 2 và hình 4

Sơ đồ nguyên lý chuyển đổi cách đấu motor 3 pha thành 1 pha

Công thức tính chọn trị số tụ điện làm việc (tên khách là tụ ngâm)

Bước 1: Tính điện dung tụ điện làm việc theo công thức sau:

Giải thích :

Ipha đm là dòng điện định mức của động cơ sử dụng

UL là điện áp nguồn 1pha mà động cơ sẽ hoạt động trong trường hợp đấu 1pha

k là hệ số tính toán phụ thuộc vào từng sơ đồ đấu dây (4 sơ đồ chính) cụ thể như sau:

  • k = 4800 với sơ đồ hình 1
  • k = 2800 với Sơ đồ hình 2
  • k = 1600 với Sơ đồ hình 3
  • k = 2740 với Sơ đồ hình 4

Bước 2: Tính điện áp của tụ điện trong khi làm việc

UC > 1.5 UL

Bước 3: Tính điện dung tụ điện khi khởi động

Ckđ =(2-3)CLV

Cách tính trị số tụ điện theo kinh nghiệm cực hay

Với những động cơ chạy lưới điện áp 220v thì cứ 1kw phải có CLV= 65 mF

Chẳng hạn: Động cơ 3pha có trị số 220/380v, 0,6kw đấu lại chạy 1pha 220v thì phải dùng tụ điện có điện dung. Công thức xác định như sau:

CLV = 70x 0,6 = 39 mF

Ckđ =(2-3)CLV = (78-117)mF

Minh họa chi tiết: Một động cơ điện 3pha có công suất 1kw điện áp 220/380v dòng điện 4.2/2.4A. Hãy đấu lại để có thể sử dụng ở mạng 1pha 220v.

Giải chi tiết:

– Tính toán theo kinh nghiệm

CLV = 65 mF

Ckđ =(2-3)CLV = (130-195)mF

Hai tụ này là tụ dầu với Uc > 380v

– Theo công thức ta chọn sơ đồ hình 1 hoặc 3, cụ thể:

+ Với hình số 1:

Công thức xác định trị số tụ điện (Hình 1)
Công thức xác định trị số tụ điện (Hình 1)

+ Với hình số 3:

Công thức xác định trị số tụ điện (Hình 3)
Công thức xác định trị số tụ điện (Hình 3)

Cách kết nối động cơ trong đấu motor 3 pha thành 1 pha với tụ thường trực 

Hiện nay động cơ điện 3 pha thường được kết nối theo 2 cách là hình sao và tam giác. Do đó để có thể đơn giản hóa việc chuyển chuyển đổi động cơ 3 pha sử dụng lưới điện một pha. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách kết nối chỉ cần 1 tụ điện thường trực với động cơ 3 pha. Từ đó chúng hoạt động với điện áp 1 pha.

Kết nối Tụ thường trực với động cơ theo mô hình đấu hình tam giác

Thiết lập tụ điện theo mô hình tam giác như hình minh họa bên dưới:

Kết nối với động cơ theo mô hình tam giác
Kết nối với động cơ theo mô hình tam giác

Ký tự * –> có ý nghĩa chỉ sự thay đổi kết nối giữa đầu nối sao của tụ điện cho phép đảo chiều quay của động cơ.

Kết nối Tụ thường trực với động cơ theo mô hình đấu hình sao

Thiết lập tụ điện theo mô hình tam giác như hình minh họa bên dưới:

Kết nối với động cơ theo mô hình sao
Kết nối với động cơ theo mô hình sao

Ký tự * –> chỉ sự thay đổi kết nối giữa đầu nối sao của tụ điện cho phép đảo chiều quay của động cơ.

Chọn tụ thường trực như thế nào?

Chọn tụ thường trực quyết định trực tiếp đến hiệu suất của động cơ và độ bền. Cụ thể nếu tụ có điện dung quá thấp hoặc quá cao, động cơ có thể bị cháy và không sử dụng được.

Dưới đây là bảng tham khảo một số trị số về điện dung của tụ điện. Bạn cần phải xem xét kỹ điện áp làm việc cũng như điện áp kết nối nhằm mục đích tránh làm hư hỏng động cơ hay bản thân của tụ điện.

Tham khảo giá trị điện dung của một số tụ điện
Tham khảo giá trị điện dung của một số tụ điện

Cách đấu Motor 3 pha thành một pha không hề phức tạp. Ngược lại bạn chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nhất để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Trong trường hợp gặp vấn đề khó khăn khi lắp đặt, hãy liên hệ đến công ty để chúng tôi hướng dẫn trực tiếp cho các bạn nhé! 

 

 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cấu trúc của hệ thống Scada Scada là gì? Tìm hiểu về hệ thống Scada

Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]

Xung là gì ? [+Xử lý] Nhiễu xung là gì? | Lọc nhiễu tín hiệu xung

Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]

atex là gì ? Tiếu chuẩn Phòng Nổ ATEX là gì | Tìm hiểu nhanh

Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]