Mạng LAN, MAN và WAN là 3 mạng phổ biến và được nhắc đến nhiều nhất hiện nay. Vậy mạng LAN, MAN, WAN là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mạng cục bộ – Mạng LAN là gì?
Mạng LAN được viết tắt từ Local Area Network, có nghĩa là mạng cục bộ hay mạng nội bộ. Mạng LAN cho phép các máy tính có thể chia sẻ được dữ liệu với nhau khi giao tiếp và kết nối. Chúng sẽ thực hiện việc giao tiếp thông qua Ethernet hoặc Wifi trong không gian nhất định. Mạng LAN chỉ có thể sử dụng được trong phạm vi hẹp. Cụ thể là toà nhà, văn phòng, nhà máy, trường học,…
Một số giao thức LAN phổ biến nhất là Ethernet, Token Ring và Fiber Distributed Data Interface.
Mạng LAN được chia thành hai loại là mạng LAN lớn và mạng LAN nhỏ. Đối với mạng LAN nhỏ thì chỉ có thể kết nối được hai máy tính với nhau. Mạng
LAN lớn có thể kết nối hàng nghìn máy tính. Mạng LAN thường được sử dụng để chia sẻ tài nguyên nội bộ, Ví dụ như lưu trữ dữ liệu, chia sẻ máy in trong công ty.
Mạng LAN có băng thông lớn, chạy được các ứng dụng trực tuyến được kết nối qua mạng. Phạm vi kết nối của LAN có giới hạn nhưng chi phí thấp và cách thức quản trị mạng đơn giản.
Mạng đô thị – Mạng MAN là gì?
MAN được viết tắt từ cụm từ tiếng anh Metropolitan Area Network, có nghĩa là mạng đô thị. mạng MAN chính là sự kết nối của nhiều mạng LAN thông qua dây cáp, các phương tiện truyền dẫn. Phạm vi kết nối của mạng MAN là trong một khu vực rộng lớn hơn. Giao thức giao tiếp được sử dụng phổ biến trong mạng MAN là RS232, X-25, Frame Relay và ATM.
Mạng MAN được sử dụng rộng rãi tại các tổ chức, doanh nghiệp có nhiều chi nhánh. Hay các địa điểm có nhiều bộ phận được kết nối với nhau. Mạng MAN được sử dụng nhiều trong doanh nghiệp bởi MAN cung cấp cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Đó là các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng cùng lúc trên một đường truyền kết nối về dữ liệu âm thanh, hình ảnh và video. Đặc biệt, mạng MAN cho phép triển khai các ứng dụng chuyên nghiệp một cách dễ dàng nhất.
Mạng MAN có băng thông trung bình nhưng phạm vi kết nối lại tương đối lớn. Từ đó, cách thức quản lý mạng phức tạp hơn và chi phí lắp đặt cao hơn.
Mạng diện rộng – Mạng WAN là gì?
Mạng WAN được viết tắt từ cụm từ tiếng anh Wide Area Network, có nghĩa là mạng diện rộng. Mạng WAN là sự kết hợp giữa mạng LAN và MAN với nhau thông qua vệ tinh, cáp quang hoặc cáp dây điện. Mạng WAN có thể kết nối thành những mạng riêng bao phủ trong phạm vi rộng lớn. Có thể là các kết nối rộng lớn, bao phủ toàn quốc gia hoặc toàn cầu.
Giao thức được sử dụng chủ yếu trong mạng WAN là giao thức TCP/IP. Đường truyền kết nối của mạng WAN có thể thay đổi theo từng vị trí lắp đặt.
Băng thông của mạng WAN rất thấp và kết nối rất yếu. Tuy nhiên, khả năng truyền tín hiệu lại rất rộng và không bị giới hạn ở điểm nào. Chính vì vậy, chi phí quản lý mạng WAN rất cao và cách thức quản lý phức tạp.
Mạng WAN có rất nhiều những ưu điểm vượt trội. Có thể kể đến là kiểm soát được lượng truy cập của người dùng. Độ bảo mật được đánh giá tốt nhất, khả năng lưu trữ và chia sẻ thông tin rộng lớn. Ở các doanh nghiệp, nhà hàng thì nhân viên và khách hàng có thể sử dụng mạng lưới chung với nhau.
So sánh mạng LAN, MAN và WAN với nhau
LAN | MAN | WAN | |
Tên đầy đủ | Local Area Network | Metropolitan Area Network | Wide Area Network |
Phạm vi | Phạm vi kết nối rất nhỏ. Cụ thể trong một căn phòng, văn phòng,.. | Pham vi chia sẻ lên tới 60km | Phạm vi chia sẻ không bị giới hạn |
Tốc độ | 10 đến 100 Mbps | Lớn hơn mạng LAN và nhỏ hơn mạng WAN | 256Kbps đến 2Mbps |
Băng thông | Lớn | Trung bình | Thấp |
Chi phí | Thấp | Cao | Rất cao |
Lời kết!
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến các bạn những kiến thức quan trọng về mạng LAN, MAN và WAN. Hy vọng sau bài viết, các bạn đã hiểu được mạng LAN, MAN và WAN là gì. Các bạn hãy chào đón những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé! Xin cảm ơn!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cùng với sự phát triển của các hệ thống hiện đại có các thiết bị điện ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn dề quản lý, giám sát, điều khiển, vận hành hệ thống không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lựuc của các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin […]
Việt truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng với nhau. Tín hiệu đó có thể […]
Atex là gì ? Tiêu chuẩn ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo […]