Tóm Tắt
Thyristor là gì?
Trước khi bắt đầu tìm hiểu cấu tạo của Thyristor, tôi muốn các bạn hiểu một cách đơn giản nhất . Thyristor còn gọi là linh kiện SCR hay Thyristor SCR chính là một Đi-ốt (Diode) có điều khiển. Tức là nó hoạt động chả khác gì diode, chỉ khác là có thêm một cực điều khiển mà thôi.

Ký hiệu Thyristor trong mạch điện
Có hai loại Thyristor, chúng được ký hiệu như hình vẽ dưới đây. Trong thực tế, chúng ta chỉ gặp ơhần lớn Thyristor loại P (chiếm khoảng 80%). Vì vậy trong nội dung bài viết chúng mình chủ yếu đề cập nguyên lý hoạt động của Thyristor loại P cho các bạn dễ hình dung. Còn loại N các bạn có thể tự đọc thêm trên mạng nhé.

Cấu tạo Thyristor
Cấu tạo của Thyristor được trình bày như hình vẽ. Có thể thấy sơ đồ tương đương giống hai Transistor có chiều ngược nhau và được điều khiển bởi cực G. Vậy đó, cấu tạo chúng gồm có bốn lớp bán dẫn khác loại đặt liền nhau P-N-P-N . Hai lớp ngoài cùng gọi là hai miền phát .

Miền phát P gọi là Anốt ( A) , còn miền phát N gọi là Katốt ( K ) , hai lớp giữa gọi là miền gốc . Tiếp giáp giữa hai miền gốc gọi là lớp gốc , tiếp giáp giữa hai miền gốc và miền phát gọi là lớp phát (Nghe có vẻ hơi đau đầu đúng không 😊). Chúng ta cùng move on nguyên lý hoạt động của Thyristor nhé.
Nguyên lý hoạt động của Thyristor?

Sau khi đã biết Thyristor là gì? Mắc mạch điện có sơ đồ như trên. Công tắc Switch ban đầu ở trạng thái hở, tức là lúc này chân điều khiển G vẫn chưa có điện áp điều khiển, Thyristor ở trạng thái đóng (Không dẫn điện). Khi công tắc Switch được nhấn, có điện áp điều khiển tới chân G, lúc này Thyristor dẫn, có dòng chạy từ A sang K. Lúc này tải hoạt động. Vậy có một số bạn hỏi nguyên lý đơn giản như một chiếc khóa vậy sao kông dùng luôn Transistor?. Câu trả lời là Thyristor có một đặc điểm nổi bật là chỉ cần kích dẫn một lần, tức là chân G chỉ cần được kích một lần, Thyristor sẽ thông và nó cứ thông mãi đến khi nào ngắt nguồn điện mới thôi. Đây là đặc diểm mà Transistor không làm được.
Một số ứng dụng của Thyristor trong thực tế
Ứng dụng Thyristor trong các mạch Dimmer

Với tính chất của mình, Thyristor thường dược dùng trong các bộ Dimmer để điều chỉnh độ sáng và tốc độ động cơ AC.
Ứng dụng Thyristor trong các mạch bảo vệ quá dòng, quá áp
Do Thyristor có đặc điểm chỉ cần tín hiệu kích rất nhỏ vào chân G cũng có thể điều khiển được. Vậy nên chúng rất hay được sử dụng trong các mạch báo động, mạch bảo vệ quá dòng hoặc quá áp.

Kết luận
Vậy là vừa rồi Dung đã cùng các bạn đi tìm hiểu Thyristor là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của Thyristor trong thực tế ra sao? Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho các bạn một chút kiến thức về điện tử.
Đây là bài viết chia sẻ kiến thức, Dung không kinh doanh mặt hàng này.Chúc các bạn thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Có khi nào bạn sử dụng bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ T120 và K121 để chuyển đổi tín hiệu cảm biến nhiệt độ Pt100 RTD. Mà bạn thấy kết quả hiển thị lại không đúng, mặc dù bạn đã đấu nối đúng theo sơ đồ hướng dẫn? Nếu vậy bạn hãy cài đặt chúng trên […]
Cảm biến áp suất và đồng hồ áp suất thường có các đơn vị áp suất là bar, Kg/cm2, psi, Mpa… Tất cả các đơn vị này đều có thể chuyển đổi đơn vị áp suất qua tương đương nhau. Mỗi khu vực sử dụng một đơn vị chung như Mỹ thường dùng Psi, Ksi, […]
Trong những năm gần đây các sản phẩm chống sét lan truyền đã thực sự được sử dụng rất phổ biến rộng rãi. Và tôi đã được rất nhiều khách hàng hỏi tư vấn về “ chống sét lan truyền là gì, nên sử dụng của hãng nào tốt”. Bài viết này tôi xin trả lời câu hỏi: Chống […]